Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Món ngon quán ăn ngon Singapore

quan an ngon Singapore

Ẩm thực Singapore gần Downtown Line 1

Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp một số nhà hàng quán ăn ngon Singapore dọc theo tuyến tàu điện ngầm Downtown line stage 1 ở Singapore, tuyến tàu điện ngầm trung tâm, từ Bugis đi Chinatown, bạn nào đi Singapore chắc chắn sẽ phải tạt qua khu vực này ít nhất 1 lần, bởi dọc trên Line này có Maria Bay Sand, khu mua sắm Bugis, hay khu Chinatown.
Bài viết liên quan về du lịch Singapore
Nói thêm về tuyến MRT Downtown line 1 Singapore
Singapore khai trương tuyến Downtown Line 1 vào 21/12/2013, cũng mới gần đây. Trong đó có 6 stations: DT14 Bugis, DT15 Promenade, DT16 Bayfront, DT17 Downtown, DT18 Telok Ayer, và DT19 Chinatown. Tuyến này giao với Line Xanh East west line ở DT14 Bugis và North East line ở DT19 Chinatown. Và giờ ta vào phần chính luôn
Nhà hàng Món ngon Singapore gần Downtown Line 1
Gần DT14 Bugis có gì?
Khu Bugis đã quá nổi tiếng với những tín đồ Shopping, ngoài mua sắm bạn cũng có thể dễ dàng khám phá khu Kampong Glam & Haji Lane (khu vực của cộng đồng người Malay và các tín đồ Hồi giáo), hoặc tới Thư viện Quốc gia Singapore.
Nhà hàng nên đến là Artichoke Cafe & Bar (Atisô Cafe & Bar), với khoảng cách 10 phút đi bộ từ Ga Bugis DT14. Quán phục vụ với các thực khách ăn sáng muộn và ăn tối (brunch & dinner).
Thông tin địa chỉ
Artichoke Cafe & Bar
Address: 161 Middle Road, Sculpture Square
Tel: 6336 6949
Website: http://artichoke.com.sg


Gần DT15 Promenade có gì?
Từ DT15 Promenade bạn có thể đến những trung tâm mua sắm như Suntec City, Milenia Walk và Vòng quay Singapore Flyer . Nhà hàng được gợi ý gần khu vực này Commune Café, với khoảng cách 5 phút đi bộ từ ga Promenade DT15.
Commune là một cửa hàng chuyên bán đồ đạc trong nhà và đồ nội thất. Và dựa trên nền tảng đó để tạo nên một không gian cà phê và thư giãn sau khi mua sắm. Quán chuyên bán cà phê, bánh ngọt và bánh mì.
Một trong những lối đi trong Millenia Walk đã được chuyển đổi để sử dụng như không gian và sắp xếp chỗ ngồi cho Commune Cafe (tổng số 2 lối đi).
Đây là một lựa chọn lý tưởng khi bạn đến khu trung tâm của Singapore, giá cả của quán nói chung là hợp lý. Mua Cappuccino với giá 5$, Mocha 5,5$.
Xem thêm: Kinh nghiệm Du lịch Singapore
Commune Café Address: Millenia Walk, 9 Raffles Boulevard #02-50
Tel: 6337 1038
Website: https://www.facebook.com/Communecafe50


Gần DT16 Bayfront có gì?

Xung quanh DT16 có một số điểm đến hấp dẫn cần phải tới như Marina Bay Sands, Gardens by the Bay và Bảo tàng Khoa học Nghệ thuật. Nha hàng nổi bật là Satay by the Bay với khoảng 10 phút đi xuyên qua Gardens by the Bay.

Satay by the Bay

Nằm giữa các mái vòm đẹp như tranh vẽ của Gardens by the Bay và Marina Barrage, quán Satay nằm ở vị trí tương đối xa bên bờ vịnh nhằm mục đích gợi nhớ những cảm giác của Satay Club cũ (trong những năm 80 và cũng tỏ lòng tôn kính đến khu vực Vịnh Marina cũ).
Bạn có thể ăn tối tại đây với món lẩu Buffet, với giá 25$ bạn sẽ nhận được 1 nổi lầu kèm thịt, hải sản, và các loại rau tươi. nồi tàu hơi nước của riêng bạn và dòng chảy tự do của các loại rau tươi, thịt và hải sản.
Ngoài MRT bạn có thể tới đây bằng chuyến xe bus miễn phí (xe bus vòng khép kín) đi và đền Gardens by the Bay. Thời gian từ thứ 2 đến thứ 6 (11h30 – 14h30 và 18h – 24h). Xem chi tiết tại đây http://www.gardensbythebay.com.sg/en/plan-your-visit/visitor-information.html#!/getting-here-and-parking

Satay by the Bay

Xem tiếp phần 2 Các quán ăn ngon gần Downtown Line 1 tại đây

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Hướng dẫn Du lịch Yên Tử 2014

Kinh nghiệm Du Lịch Yên Tử
Mình tổng hợp lại một số thông tin về Yên Tử qua bài viết của bạn Shadowtran trên diễn đàn Phuot.vn. Những thông tin này sẽ giúp các bạn có chuyến đi Yên Tử thành công.
 
1. Chuẩn bị

Nếu bạn cách Yên Tử khoảng 150km trở lại thì đi trong một ngày, đồ đạc chuẩn bị:

- Tiền: đừng mang thẻ ATM, mang tiền mặt đi! Nếu chỉ đi và mua những đồ dụng linh tinh, đi cáp treo nữa thì mang dưới 1.000.000đ là đủ (mình đi Yên Tử mất chưa đến 100.000đ, mình mua đồ ăn, nước uống, gửi xe, đổ xăng… tất cả hết 99k, nhà mình cách đấy 50km)

- Giày leo núi (nếu có): tốt nhất là nên có một đôi giày leo núi, đường leo Yên Tử hầu hết là bậc thang đá rất đẹp và sạch sẽ nhưng đường dài sẽ dẫn đến đau chân (6km). Nếu bạn đi giày “cao gót” hoặc giày búp bê thì chắc chắn đi chưa được nửa đường thì một là giày bạn hỏng, hai là chân bạn hỏng. Không có giày leo núi thì đi giày thể thao, giày đi bộ… đi gì thì đi, đảm bảo nó ”nâng niu được bàn chân Việt”, độ bám tốt là ok.

- Balô: một cái balo nhỏ, gọn nhẹ để đựng mấy thứ “nhỏ, gọn, nhẹ” khác thôi. Nếu đi đông, mỗi người mang 1 chiếc.

- Quần áo: trang phục gọn nhẹ tối đa

* Mùa đông nên mặc những chiếc áo khoác thể thao chất ấm, không thấm mồ hôi và quan trọng nhất nó vẫn phải nhẹ để lúc nóng cởi ra tiện cầm hoặc cất. Khi leo lên được một đoạn thấm mệt, nếu chiếc áo của bạn nặng và thấm mồ hôi, bạn sẽ được vác thêm 1-2kg trên người – MỆT… LẮM… Phương án tốt nhất (nếu trời quá lạnh): bạn mặc áo khoác ấm bình thường, nhưng mang theo 1 chiếc áo khoác mỏng, tới chân núi gửi hành lý rồi leo với chiếc áo mỏng thôi. Đừng mặc jean, đừng mặc đồ skinny (nếu mặc jean nên mặc loại co giãn thoải mái), tốt nhất vẫn là quần áo thể thao, không thấm mồ hôi.

* Mùa hè: gọn – nhẹ! Đừng sexy quá các bạn nữ nhé (mình rất thích các bạn nữ sexy) nhưng đây là nơi linh thiêng, tốt nhất nên mặc lịch sự. Về nhà hở hang bù một thể.

- Nước: bạn chắc chắn cần nước, mồ hôi của bạn sẽ nhễ nhại khi leo và đồng nghĩa với việc cơ thể mất đi một lượng nước lớn, không có xăng đổ vào xe bạn sẽ mệt và không chạy được. Tuy nhiên một người uống thì cũng chỉ cần khoảng 1 lít là đủ. Nên chia nhỏ chai nước ra nếu đi đông người, dễ cầm, không tốn diện tích. Nếu có khoáng mặn thì quá tuyệt, nó sẽ giúp bổ sung lại lượng khoáng chất vừa mất, tỉnh táo và khỏe mạnh như heroin (Quảng Ninh là nơi sản xuất nước khoáng mặn)

- Đồ ăn: mang đồ ăn nhẹ thôi. Mình chọn bánh mỳ và giò, hoặc xôi và giò… đại loại một thứ gì đấy ăn lót dạ vào buổi trưa. Vào mùa lễ hội dọc đường ngươi dân có bán, nhưng nếu bạn đi không phải mùa hội thì tốt nhất nên chuẩn bị từ nhà vì ngày đấy người ta nghỉ bán rồi. Như thế vừa tiện, vừa ngon và vừa không đắt. (Trứng 15k/quả, bò húc 25k/lon)

- Gậy (không có cũng được): kiếm một cái gậy để lúc xuống dùng, có gậy sẽ giúp bạn đỡ đau đầu gối và cổ chân hơn.

- Máy ảnh, điện thoại: Có cần tự sướng không? Cảnh Yên Tử thì bạn nghe Mỹ Linh hát rồi đấy “Mênh mênh mang mang phù vân Yên Tự ự ự ự” – đẹp và cổ kính.

Sóng điện thoại mấy anh Mobifone độc quyền ở đây. Ở trên đỉnh (Chùa Đồng) bạn vẫn có thể up ảnh facebook bình thường. Ngày lễ còn có cả một xe cột sóng di động ở chân núi nữa.
 
 
Trên đây là những thứ cơ bản cần chuẩn bị, ngoài ra thì bạn có thể mang thêm một số thứ linh tinh nữa như áo mưa (mình chưa gặp mưa to bao giờ) hoặc sổ, bút sách nếu cần ghi chép gì. Nói chung là bạn nên đơn giản hóa và gọn nhẹ mọi thứ, đừng mang vác cồng kềnh, đừng mang quá nhiều đồ ăn và nước – nhưng cũng đừng quên mang những thứ đó. Nếu nhà bạn ở xa thì đơn giản hơn rồi, mang thêm tiền và một bộ quần áo rồi thuê nhà nghỉ ở dưới chân núi. Dưới chân núi có nhà nghỉ, nhà hàng đủ cả. Nếu thích ngủ lều thì cũng khá hợp lý, ở chân núi không gian khá rộng và yên tĩnh.

2. Thời gian

Nếu ở trong khoảng bán kính 100km thì bạn nên đi từ sáng sớm, vì đoạn đường 100km sẽ lấy đi khoảng hơn 4 tiếng chạy xe cả đi cả về. Leo núi cũng mất khoảng 6 tiếng, cộng thêm thời gian nghỉ ngơi, chụp ảnh, thắp hương, tham quan… nữa cũng đến 12 tiếng.

Quan trọng không kém trong phần thời gian là ngày đi, nếu bạn thích chen nhau, ép mỡ nhau thì đi vào những ngày đầu năm (từ ngày 6/1 âm trở ra là bắt đầu mùa lễ hội). Chọn những ngày giữa tuần sẽ vắng hơn cuối tuần, đi tránh mùa lễ hội (tháng 1,2,3 âm) thì vắng người, đi cuối năm thì gần như chỉ có mình bạn thôi. Nếu bạn từng đi Yên Tử vào mùa lễ rồi mình khuyên bạn thử đi vào một ngày thật vắng người, bạn sẽ thấy một Yên Tử khác, đẹp hơn, yên bình hơn.
 
3. Đường đi Yên Tử - phương tiện
Hàng ngày đều có các chuyến xe đi Ha Long từ bến xe Mỹ Đình, các xe này đều chạy qua Yên Tử. Các bạn rất dễ dàng tới Yên Tử bằng các xe khách như Kumho Viet Thanh, Đức Phúc, Ka Long và nhiều nhà xe khác, xe đi Hạ Long, Móng Cái chạy liên tục cứ khoảng 30 phút lại có 1 chuyến. Giá vé khoảng 90k/người.
Đường đi, từ Hà Nội bạn đi Bắc Ninh rồi rẽ vào đường 18 đi Cẩm Phả, Chí Linh, Đông Triều, Uông Bí, tới đền Trình Yên Tử vào thắp hương rồi rẽ đi Yên Tử. Nếu đi xe khách thì bạn cứ nhắc lái xe cho xuống đền Trình để vào khu Yên Tử.
Từ Hải Phòng đi Yên Tử bạn sẽ đi đường qua thị trấn Núi Đèo, vào đường 10 rồi rẽ trái đi ngược lại đường 18 khoảng 2km là tới đoạn rẽ vào Yên Tử.
Từ đền Trình vào Yên Tử bạn có thể đi xe ôm giá khoảng 35k/người, hoặc đi taxi vào.
Ngoài các xe khách chạy hàng ngày đi tuyến Hạ Long, bạn có thể đi xe khách thẳng vào Yên Tử của công ty Vận Tải Hà Nội. Xe chạy hàng ngày vào dịp lễ hội, ngoài thời gian lễ hội họ chỉ chạy vào ngày chủ nhật, bạn có thể liên hệ trực tiếp để hỏi về thời gian xe chạy. Giá vé tham khảo là 180k/ khứ hồi. Liên hệ :
Văn phòng giao dịch 1: Số 1 Vương Thừa Vũ, Q.Thanh Xuân, Hà Nội
ĐT: 043.565 4898 – Fax: 043.565 1997
Văn phòng giao dịch 2: 32 Nguyễn Công Trứ, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội
ĐT: 043.976 3999 – Fax: 043.821 5753
Văn phòng giao dịch 3: 124 Xuân Thủy, Q.Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 043.754 6593 – Fax: 043.754 9547
4. Khó khăn

Yên Tử là đất thiêng nên mình nghĩ chẳng có khó khăn gì cho cho các bạn ngoài chính các bạn đâu! Càng leo các bạn càng thấy khỏe ra, càng đi càng sảng khoái.
 

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014

Kinh nghiệm du lịch Campuchia

Du lich campuchia
Tổng hợp những Kinh nghiệm Du lịch Campuchia . Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn. Cảm ơn bạn Silic đã viết bài chia sẻ.
Trước hết, các bạn nên check thời điểm nên du lịch 1 nước nhé, theo thông tin cuốn lonely planet book thì ở Cam:
> Tháng 11 – 2: mùa mát, ít mưa, thích hợp để du lịch
> Tháng 4 – 5: mùa Tết ở Cam, nhưng nhiệt độ nóng nhất trong năm, có lúc lên 40oC. Tháng 4 là tháng nóng nhất.
> Tháng 7 – 9: mùa mưa. (cũng là mùa trồng trọt của họ, cánh đồng – cây cối xanh tươi)

Mình tóm tắt nội dung bài viết cho các bạn dễ theo dõi:
Phần A: thông tin chung cho những bạn đang tìm thông tin tham khảo để phượt:
> A1: Di chuyển
> A2: Sim điện thoại, đổi tiền, trả giá
> A3: Khách sạn, nhà nghỉ.
> A4: Linh tinh: thông tin về ăn uống, tour đi đảo, vé tham quan Angkor

Phần B: lịch trình và một số hình ảnh/ khoảnh khắc của nhóm mình trong chuyến đi.

Giờ bắt đầu nha:
Phần A1: DI CHUYỂN
- Giữa các địa điểm (Saigon, Phnom Penh (PP), Siem Reap (SR), Sihanoukville (SV)): bằng Bus
- Di chuyển gần trong các địa điểm: Tuk tuk
Phần A1.1: Xe BUS: giá vé và lịch trình
  • SG – PP (hoặc ngược lại):
  • PP – SR (hoặc ngược lại) hay PP – SV (hoặc ngược lại): 5-6$ (lúc mình đi hãng Capitol là 5$)
  • SG – SR/SV (hoặc ngược lại): tuyến đi thẳng: 20$, tuyến “chuyển xe” ~15-16$
(đừng book vé qua ks/guesthouse, thường họ báo giá cao hơn 1$/vé)
- Nói là đi thẳng, nhưng thực ra cũng nghỉ ở Phnom Penh 1 tí, tuyến này mắc hơn là 2 tuyến riêng lẻ (SG – PP và PP – SR/SV). Tụi nhà xe giải thích là: vé đi thẳng, thì sẽ chắc chắn mình được đi sớm, không phải đợi.
- Thời gian di chuyển:
  • SG – PP: 7-8 giờ
  • PP – SR: 7-8 tiếng.
  • PP – SV: 5-6 tiếng
- Mình giải thích thêm về cái khác nhau của “vé đi thẳng” và “vé chuyển xe” nhé:
Đường đi SG – SR chia làm 2 đoạn:
. Đoạn 1: SG – PP, khởi hành lúc 6g45, tới PP khoảng 1g30
. Đoạn 2: PP – SR, bạn khởi hành lúc 2g30
“Vé đi thẳng” đảm bảo bạn sẽ khởi hành đoạn 2 lúc 2g30, “vé chuyển xe”, nó sẽ cho bạn khởi hành đoạn 2 lúc 4g (hay 4g30). Mình có thể mua 2 đoạn riêng biệt bằng 2 vé riêng biệt, tuy nhiên, đoạn 2 khởi hành lúc 2g30 không phải lúc nào cũng còn vé.
Đó là lý do tại sao “vé đi thẳng” mắc hơn “vé chuyển xe”
- Thông tin về các hãng xe của Cam: http://www.canbypublications.com/cambodia/buses.htm
> Xe Sorya: http://www.ppsoryatransport.com/eng/index.php (có lịch trình, tuyến xe)
> Xe Capitol: http://www.capitoltourscambodia.com/index.php?page_id=4 (có lịch trình, tuyến đi và giá vé luôn)
(Các hãng Paramount. Sapaco, Virak mình k đề cập vì mình k tìm hiểu sâu)
- Tuyến xe đi đêm:
Thông tin trên website của các hãng thì k thấy tuyến chạy đêm.
Tuy nhiên theo 1 bạn trên dd thì tuyến PP – SR thì có tuyến chạy đêm. Nếu bạn nào muốn save thời gian di chuyển thì check thử xem sao. Lúc mình đi mình cũng k biết vụ này.
- Lưu ý: trạm đến:
> Xe Sorya sẽ thả bạn ngay trung tâm, cách Central Market cỡ 2′ đi bộ
> Xe Capitol sẽ thả bạn ngay trạm của hãng, ngay guesthouse capiol luôn, muốn ra Central Market phải đi Tuk Tuk (1.5-2$)
- NƯỚC UỐNG:
Chỉ có chặng SG – PP (hay ngược lại) thì có nước uống thôi nhé, nội bộ trong Cam thì không phát nước.
Phần A1.2: Xe Tuk tuk để di chuyển ở các điểm đi:
- Tuktuk tham quan Angkor: 12$/ngày, nếu có luôn xem bình minh thì 15$
Lúc deal nhớ hỏi luôn là giá đó có luôn nước uống (trong lúc tham quan) không nhé. Kì đó, mình k để ý vụ này, mình book 15$/ngày, lúc đi họ có đưa nước, lúc xong hỏi trả tiền nước thì họ bảo “it depends on u”, sau đó mình đưa thêm cho họ 1 ít luôn tiền nước và tip.
Book Tuktuk trước: các bạn có thể contact với 2 anh này:
> Anh Savuth: +855 1285 7218 (anh này k có email, các bạn gọi hay nt qua cho ảnh, ảnh sẽ trả lời). Lần vừa rồi mình đi anh này, khá hiền.
> http://www.templetowntours.com. Anh này thì thấy trên 1 bài viết của diễn đàn, các bạn tự kiếm contact info. trong trang này nha.
- Di chuyển khoảng cách gần: ~1$/km

Xem thêm: Lịch trình Du lịch Campuchia

Phần A1.3: Kinh nghiệm và khuyến cáo của mình:
- Giá: mình đã đề cập ở trên. VP của Capitol bên VN thì ok, nhưng khi bạn hỏi VP của Sorya ở VN, nó sẽ “hét” giá thế này:
SG – SR đi thẳng: 23$, chuyển xe: 20$,
PP – SR/SV: 9$
Nếu muốn đi Sorya, các bạn phải deal giá mạnh miệng với nó. Lơ tơ mơ là bị nó vớt ngay, mà nó mở miệng ra mà “ngọt như đường”, chị lấy em giá tốt đó. Mình mém dính chưởng vì tin người. Kì đó, đoàn mình 15ng, nếu mua lượt SR-PP, và PP – SV 9$ coi như mất toi 120$.
- Không nên mua vé tuyến PP – SR/SV ở VN, vì sẽ cao hơn ~1$ so với mua ở Cam. (lúc ghé PP, các bạn đặt vé cũng được, mà nên đặt trước 1-2 ngày)
- Khi di chuyển bên Cam: xe Capitol tốt hơn Sorya, chạy nhanh hơn, và đón khách ít hơn Sorya. Còn tuyến SG – PP hay ngc lại thì cả 2 đều ok.
- Nếu nhóm đi đông, có thể nói tụi nhà xe đón mình ở KS hay điểm nào đó.
- Lưu ý khí qua cửa khẩu Mộc Bài:
1 số line tụi Hải Quan sẽ đòi ăn tiền của mình, nó bảo mình đóng tiền. Nhưng mình không phải đóng khoản nào cho vụ này hết.
Lúc nhóm mình đi, chưa biết về vụ này, nên 1 số bạn đã bị mất 20K. Từ đó rút kinh nghiệm là: nếu tụi hải quan đòi, các bạn cứ bảo là “mấy anh đưa quy định đóng tiền ra cho tui xem, đóng tiền có biên lai gì không???” hoặc đại khái vậy… nhất quyết không đưa tiền cho tụi nó!!!
Phần A2: Sim điện thoại & đổi tiền:
Sim điện thoại: Không nên mua ở cửa khẩu.
Lý do:
- Ở cửa khẩu nó bán 60K, và bảo bạn là tài khoản 3-4$ và gọi về Vn được. Nhưng thực chất 3-4$ là tk nội mạng, ngoại mạng được có 0.2$ hay sao á, gọi về vn nc chưa dc 1 phút là sạch. Nó lừa mình đóa…
- Ở PP, cái sim tương tự chỉ có 1.5-2$ thôi, đặc biệt là khu Central Market, gần cái Sorya Shopping Center, đầy chỗ bán sim, tha hồ vô chọn lựa.
Hôm trước bọn mình mua sim của Metfone, gọi nội mạng quá trời trong 3-4 ngày mà chưa hết tiền.
Đổi tiền để tiêu sài:
Thông tin chung:
- Campuchia chấp nhận tiền USD 100%. Tất tần tật từ siêu thị đến bán cửa hàng bán lẻ, hay tuk tuk hoặc mua vé…. Còn VND được chấp nhận ở 1 số nơi, nhưng khá ít.
- Tỉ giá: 1usd = 4000 Riel (tiền của Cam)
- 1 số nơi k sử dụng đồng 2usd, hình như là do dị đoan hay sao đó.
Rút ra từ chuyến đi vừa rồi, mình lưu ý các bạn thế này:
1. Nên đổi nhiều USD lẻ, để dùng cho những thứ lặt vặt, không cần thiết phải đổi Riel trước. (như đã nói ở trên: Cam chấp nhận usd 100%)
2. Không đổi tiền Riel ở cửa khẩu Mộc Bài
Nếu làm vậy các bạn sẽ bị lỗ.
Cửa khẩu: 1tr vnd = 180K riel (tính ra 100$ = 378K Riel)
Trong các city: 1$ = 4K Riel (100$ = 400K Riel)
3. Khi mua những món lặt vặt, giá trị nhỏ: nên deal giá bằng Riel.
Còn lúc trả tiền thì bằng usd hoặc Riel thì tùy các bạn.
Đôi khi chai nước 1000 Riel (0.25$) thôi, nếu bạn deal bằng usd thì thông thường tính là 0.5$ hay 1$, mình sẽ bị lỗ.
4. Trả giá là 1 trải nghiệm thú vị ở Cam:
Dân Cam cũng nói thách bà cố nội luôn ^^, dễ thấy nhất là quần áo, giày dép, đồ lưu niệm, hoặc xe Tuk Tuk. Tuy nhiên, được cái là trả giá không được thì thôi, k có chửi rủa, đốt phong long như ở VN.
Ở PP hay các chợ đêm, giá món đồ thường chỉ = 1/2 so với giá họ nói lúc đầu, thậm chí có khi chỉ 1/3.
Kinh nghiệm thực tế của bọn mình:
- Ở Siem Reap, cái áo thun “I love Cambodia” hay tương tự: 2$ (họ chào giá 4$)
- Ở PP, cái áo có biểu tượng Starbuck: 2.5$ (chào giá: 5$), áo Thái chất lượng tốt hơn, nhìn vải cũng thấy liền: 7-7.5$ (chào giá: 9$, chỗ thì 10$, chỗ thì chào 15$)
- Cái khăn vằn: giá 2$ (chào giá là 4$)
- Móc khóa (1 block 6 cái): 2.5 -3$ (chào giá 5-6$)

Xem thêm: Khách sạn giá rẻ ở Campuchia

Phần A3: KHÁCH SẠN – NHÀ NGHỈ
Các bạn nên tham khảo thông tin này trong cuốn lonely planet guide book, hoặc qua internet để có thông tin về địa điểm, giá cả của ks/nhà nghỉ thế nào. Tùy vào nhu cầu mà các bạn chọn lựa cho thích hợp.
Giá cả:
Giá khách sạn, nhà nghỉ ở Cam rất rất rẻ so với các nước khác.
Guesthouse thì:
Phòng 2 giường (thường nó gọi là double) thì mặt bằng giá khoảng 12 – 15$ thôi.
Phòng đơn (1 giường) thì chắc ỡ 10 – 12$.
Mình cũng dạng du lịch tiết kiệm nên k tìm hiểu các high-class Hotel.
Location:
> PP: khu trung tâm là Central market (chợ này giống như chợ Bến Thành ở SG vậy), xung quanh đây có rất nhiều ks/guesthouse. Các trung tâm mua sắm cũng gần đây.
Royal Palace cách đây chỉ khoảng 1.5km> SR: Khu Pub Street là khu phố Tây, buổi tối đông vui, sát bên là Old Market. Đây là khu trung tâm của Siem Reap. Chọn vị trí gần đâu là được.> SV: chia làm 2 khu:
1. Khu downtown: với đường Ekareah là trục đường chính, các bến xe (Sorya, Capitol, Paramount) đều nằm ở đây. Khu này thì cách biển khoảng 3-4km. Đi Tuktuk đến biển cũng mất 1.5-2$
2. Gần biển: có nhiều bãi biển, ở gần các bãi đều có những ks/guesthouse.
Tùy vào bạn muốn đi những đâu thì chọn vị trí cho phù hợp
Booking:
- Qua Agoda hay Booking.com gì đó như các bạn trên dd hay làm.
- Qua email, điện thoại, hoặc website. (những thông tin có thể tìm qua ebook hoặc internet)
Lúc bọn mình đi, mình book trước ks qua điện thoại, thỏa thuận giá rồi book, đơn giản. K đưa tiền trước gì cả.
CENTRAL MARKET Ở PHONM PENH

Phần A4: LINH TINH VỀ ĂN UỐNG, QUÁN XÁ, TOUR ĐI ĐẢO, THAM QUAN ANGKOR
1. Ăn uống ở Siem Reap:
Theo mình thì ở SR nấu ăn khá ngon. Giá cả cũng không mắc.
Khi tham quan Angkor, tới trưa, các anh tài xế Tuk Tuk “có khuynh hướng” là chở các bạn vào ăn các nhà hàng gần khu Angkor, những khu này khá mắc (chắc tụi nó có hoa hồng). Rẻ mà ngon là ở khu phố Tây (khu Pub Street, Pb St Alley)
Giá trung bình: ~2$/phần ăn.
Nếu vào tiny restaurant thì đắt hơn 1 chút: 2.5-4$/món
Bia bọt: cũng rẻ 1$/chai, họ có Angkor beer, Ken và vài loại popular cũng có.
Mình recocommend cho các bạn 2 chỗ ăn mà tụi mình ghé, khẩu vị rất ok.
  • Quán bình ăn bình dân (ngôi sao màu đỏ) (1.5-3$ phần): quán gia đình, mấy anh chị em tự phục vụ. Must-try: Mango shake (1$/ly) ở quán này, so great!!!
  • Khmer kitchen restaurant: (ngôi sao màu xanh): (2-5$/phần)
    Suggested menu: Tom Yum, Tom Kha, curry, grilled rib bone (sườn nướng)… Đừng order món gỏi xoài, họ làm k ngon (chắc k hợp khẩu Việt)
  • Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm ở cuốn Lonely planet ebook.
  • Các quán xá lề đường, xe đẩy cũng nhiều, tha hồ lựa chọn… tùy ý thích.
CLUB: Nếu tối sung thì có thể ghé vào 2 club (cũng trong khu phố Tây, các bạn search google map cái là ra à): “Temple Club” và “Angkor What”. 2 club này hoành tráng, nhạc rần rần và rất nhiều khách Tây.
Giá cũng rất rất bình dân, chả mắc gì đâu, mình và tụi bạn khá ngạc nhiên, bên VN chắc k có giá này rồi! Bên Temple Club có mấy bàn bida, có sân khấu nhỏ nhỏ để lên nhảy. Bên “Angkor What” thì mình chưa vô, nhưng lần đó thấy đông lắm, 1 số phải sắp hàng trước cửa đợi tới lượt vào.
2. Ăn uống ở Sihanoukville:
Theo thông tin các bạn trên diễn đàn thì tối mình cũng dạo dọc bờ biển ăn hải sản. Mình thì dạo bãi Ochheuteal, giá: 3-4$/phần, (có chỗ 3$, chỗ 4$).
Hơi thất vọng vì hải sản k phong phú như mình nghĩ, chủ yếu chỉ là mực, tôm, và cá. Nghêu sò ốc hến, cua ghẹ thì khá là hiếm. Các bạn dạo 1 vòng thấy quán nào có nhiều món, giá rẻ thì ghé vào.
Và nấu nướng cũng k hợp khẩu vị như ở SR, night-life ở đây cũng k nhộp nhịp như ở SR. Mặc dù cũng có 1 số quán bar cà phê, nhưng khá vắng khách.
Có cái lạ là tiết mục “bắn pháo hoa” ở bãi biển, cũng thú vị.
Sihanouk mình cũng k khám phá nhiều, vì mình đi chỉ 1 ngày, mà mình chạy luôn ra đảo chơi, k ở đất liền.
3. Tour đi đảo ở Sihanoukville:
Ở Sihanoukville, các bạn nên đi tham quan đảo sẽ thú vị hơn là ở các bãi biển gần đất liền. Ở các đảo biển sạch hơn đẹp hơn.
Tour đi đảo: các bạn có thể hỏi ks/guesthouse, giá 12 – 15$, đi 2-3 đảo tùy tour.
Tuy nhiên nếu nhóm bạn đi đông, nên thuê riêng 1 chiếc thuyền (60$/day, nhờ ks/gueshouse book dùm mình), đi thả cửa, muốn đi đâu cũng được, muốn tới đảo nào thì tới, ăn uống tự túc. Nhóm mình đi đến 14ng nên chọn phương án này, tự do thoải mái. Còn có thể bảo họ chở mình ra ngắm san hô.
Nổi tiếng nhất các đảo là Đảo Tre (Bamboo Island), Đảo Thỏ, Đảo khỉ…
Các bạn tham khảo thông tin về các đảo ở đây:
http://me.zing.vn/apps/blog?params=/…l/id/746704415
4. Tham quan quần thể Angkor (Siem Reap)
Angkor là 1 quần thể các tượng đài, ngôi đền được xây dựng từ khoảng 1000 năm trước, phân bố rải rác trên 1 diện tích 8 x 15km. Dù đã hơn 1000 năm, nhưng công trình kiến trúc này vẫn giữ được những nét độc đáo mà hầu như tất cả du khách phải thán phục. Tuy rằng 1 số tượng đài đã bị tàn phá bởi chiến tranh và thời gian.
Giá vé tham quan Angkor: 20usd/ngày, 40usd/3ngay, 60usd/tuần. (khi thuê Tuktuk mấy ảnh sẽ chở bạn đến chỗ mua vé vào Angkor, k cần phải lo)
3 điểm quan trọng nhất của quần thể này là: Angkor Wat, Angkor Thom và Đền Bayon nằm trong khu Angkor Thom. Ngắm bình mình ở Angkor Wat là 1 điều nên trải nghiệm!!!
Các bạn xem sơ đồ về quần thể Angkor:
5. Thông tin về PP
Các bạn nên tham khảo ebook hoặc các topic khác vì mình chỉ lang thang ở Phnom Penh 3 tiếng thôi, trong lúc chờ xe về, nên chỉ dạo quanh khu Central Market, đi chợ và mua đồ.

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Du lịch Tràng An Bái Đính - kinh nghiệm du lịch

du lich trang an 1

Du lich Trang An

Tràng An là một khu du lịch đẹp nhất Ninh Bình. Cảnh đẹp ở đây được tạo hóa ban tặng một cách tự nhiên. Cảnh đẹp Tràng An bao gồm các dãy núi uốn lượn bao quanh các dòng Suối nước tự nhiên, tạo nên vô vàn các hang động kỳ ảo, huyền bí. Ngồi trên thuyền bạn sẽ được khám phá các hang động xung quanh, lặng thầm ngắm nhìn những cánh đồng lúa hai bên dòng suối. Một không gian thiên nhiên vô cùng đẹp cứ mở dần ra trước mắt bạn. Sống ở Việt Nam bạn phải một lần đến với Tràng An.

Đi đến Tràng An như thế nào

Bạn có thể đi xe khách từ Hà Nội (đi từ các bến xe khách Giáp Bát, Mỹ Đình. Xe chạy hàng ngày, có nhiều giờ khác nhau. Bạn nên contact với Bến xe để biết thêm chi tiết). Hoặc bạn có thể đi Open bus như TheSinhtourist xe chạy tối, đến Ninh tầm 10h 11h gì đó. Bạn nghỉ một đêm ở Ninh Bình, hôm sau đi Tràng An.

Nhà nghỉ ở Tràng An

Nếu bạn đi hai ngày và muốn lưu trú, bạn có thể liên hệ quán Thiên Trường ở trên. Quán này cũng có dịch vụ lưu trú giá rẻ và bình dân ở Tràng An. Còn nếu muốn khách sạn thì bạn vào trong thành phố Ninh Bình. Xem thêm bài Du lich Ninh Binh để có thông tin nhé.

Ăn Uống tại Tràng An

Bạn có thể đặt ăn tại ngay khu du lịch Tràng An, hoặc ăn ở các quán ăn ven đường từ Hoa Lư ra Tràng An (nhớ đặt đặc sản Dê Núi nhé). Cá nhân mình gợi ý bạn ăn ở quán Thiên Trường 098.944.1975. Mình đặt tour cho khách cũng thường đặt ở đây. Ăn uống ngon và vừa giá. Nếu bạn muốn giá tốt và hợp lý có thể liên hệ mình.

Kết hợp du lịch bụi Tràng An và các điểm khác

Có hai điểm bạn có thể kết hợp với Tràng An đi trong một ngày đó là: Bái Đính và Hoa Lư. Nếu đi Bái Đính thì sẽ phải đi sớm (Bái Đính là một quần thể chùa rất rộng và đi rất mất thời gian). Từ Hoa Lư sang Tràng An khá gần (khoảng 1 – 2km).

Giá vé thắng cảnh Tràng An

Đồng hạng 100.000 VND cho 1 người đi hết tuyến đò. Thông thường đi hết tuyến đò Tràng An khoảng hơn 3 giờ đồng hồ. Khoảng 4 đến 5 người / đò

Lưu ý khi đi Tràng An

  • Nếu bạn không biết bơi thì nên thuê áo Phao
  • Khi mua bất kỳ đồ ăn thức uống nào, phải hỏi giá trước khi mua (hỏi cụ thể).
  • Giá vé Tràng An năm 2014 đã tăng lên 150.000 / khách (các bạn chuẩn bị tiền nhé)
  • Xe điện ở Bái Đính 60.000 / 2 chiều.
Nguồn bài viết: Du lich Trang An Bai Dinh

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

Kinh nghiệm Du lịch Chùa Hương


Chùa Hương là một địa danh nổi tiếng ở miền Bắc. Đây là một khu quần thể Chùa chiền nằm rải rác từ chân núi Hương Tích cho đến tận đỉnh núi. Mọi người thường đi Chùa Hương vào dịp Lễ Hội Chùa Hương từ tháng 1 cho đến tháng 3 âm lịch. Nhưng du lịch Chùa Hương bạn có thể đi quanh năm. Và nếu đi vãn cảnh thì nên tránh mùa lễ hội ra. Bài viết dưới đây mình sẽ chia sẻ chi tiết về Du Lịch Chùa Hương.

Đi Chùa Hương

Từ Hà Nội có 2 con đường dẫn tới Chùa Hương. Một bạn có thể đi từ đường Nguyễn Trãi theo hướng đi Hà Đông, đến ngã Ba La bạn rẽ trái hướng đi Vân Đình. Bạn đi đến Tế Tiêu hỏi đường đi Chùa Hương. Hai là bạn đi theo hướng quốc lộ 1A (Pháp Vân Cầu Giẽ), đường này dành cho ô tô, xe máy không được đi. Đi xe máy bạn đi theo quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì. Đi Chùa Hương bạn hoàn toàn có thể đi trong ngày, vào mùa lễ hội Chùa Hương, do dân tình ở xa đến nên hay nghỉ trọ lại 1 đêm rồi sáng hôm sau mới đi lễ. Khi đến Chùa Hương bạn sẽ phải ngồi đò khoảng 1 tiếng vào và 1 tiếng trở ra, dọc hai bên suối Yến là những dãy núi nhấp nhô với nhìu hình dáng kỳ lạ. Khi cập bến bạn đi bộ một đoạn để tới với chùa Thiên Trù, sau đó là con đường leo núi cao lên động Hương Tích. Nếu mệt bạn nên chọn cách đi Cáp Treo. Có thể đi cáp chiều lên và chiều xuống đi bộ, nếu có sức khỏe thì nên đi bộ lên, vừa đi vừa ngắm cảnh hai bên đường khá đẹp.

 Xem thêm: Kinh nghiệm Du lich Yen Tu

Nên đi Chùa Hương vào thời gian nào?

Theo tôi bạn nên tránh đi vào dịp Hội Chùa Hương ra, vì đây là khoảng thời gian rất đông và xô bồ, dịch vụ thì bị chặt chém. Thời gian nên đi, tất cả các tháng trừ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Nếu bạn đi Lễ thì phải đi vào dịp lễ Hội rồi.

Xe bus đi Chùa Hương

Nhiều bạn sinh viên hay chọn cách đi Chùa Hương bằng xe buýt. Điểm đón xe buýt đi Chùa Hương là ở bãi xe Hà Đông cũ, trên đường Trần Phú. Đi đến bãi xe này bằng tuyến xe bus số 1 hoặc 2 đi Hà Đông, khi lên xe bạn nhớ hỏi lái xe cho dừng ở bến xe Hà Đông cũ, bắt xe buýt đi Chùa Hương.
Số xe bus là 211, lịch trình chạy: Bến Xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi – Trần Phú – Quang Trung – Quốc lộ 6 – Ngã ba Ba La – Quốc lộ 21 B – Tế Tiêu ( Thị trấn Đại Nghĩa). Như vậy là bạn có thể bắt xe từ đầu tuyến tại Bến Xe Mỹ Đình, hoặc đi xe bus số 1 hoặc 2 qua Nguyễn Trãi dừng ở bến xe Hà Đông cũ để bắt xe số 211 này.

Các điểm thăm quan ở Chùa Hương

Nếu đi trong ngày bạn nên thăm Chùa Thiên Trù và Động Hương Tích. Đây là 2 điểm nổi bật ở Chùa Hương. Bạn có thể chọn đi bộ hoặc đi cáp treo lên đỉnh Hương Tích. Hương Tích là một động nằm trong lòng Núi. Bên trong có bầy biện các tượng Phật, thiết kế và trang trí như trong Chùa.

Phượt Chùa Hương

Với các bạn đi Phượt bằng xe máy, mình có lời khuyên: đoạn từ Bình Đà đến thị trấn Kim Bài hay có Áo Vàng đứng ở đoạn giữa cánh đồng. Áo Vàng hay bắt các lỗi nhỏ như không gương, thiếu giấy tờ. Các bạn đi nên mang theo giấy tờ đầy đủ.

Giá vé thắng cảnh Chùa Hương

Mình hay dẫn khách nước ngoài đi Chùa Hương, giá thông thường là 40.000/người cho vé đò và 50.000/người vé thắng cảnh. Nếu bạn đi đoàn đông có thể thuê thuyền to khoảng 15 – 20 người ngồi. Ngoài ra có cả dịch vụ xuồng máy nữa đấy. Giá cáp treo là 120.000 cho 2 chiều và 80.000 cho 1 chiều.

Nhà Hàng ăn uống tại Chùa Hương

Ăn uống ở Chùa Hương vào mùa lễ hội sẽ rất đắt. Dọc hai bên đường lối lên Hương Tích có rất nhiều nhà hàng và quán bán đồ lưu niệm. Có đầy đủ dịch vụ Ăn Ngủ Nghỉ cho Phật Tử dọc hai bên đường lên núi. Vào mùa vắng khách, mình hay dẫn khách ăn tại nhà hàng Mai Lâm, nhà hàng này có chất lượng ăn uống tốt nhất ở Chùa Hương (theo mình đánh giá). Nhà hàng có bãi đỗ xe ở Suối Yến, vị trí nhà hàng ở ngay chân núi đường lên Thiên Trù.

Nguồn bài viết: Kinh nghiem Du lich Chua Huong - Toidi.net

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

Du lịch Boracay Philippines

Du lịch Boracay Philippines
Đảo Boracay là điểm đến lý tưởng cho mọi chuyến du lịch Philippines, biển ở đây trong xanh và những bãi cát trắng mịn. Ngoài phong cảnh đẹp như thiên đường, tới đây bạn cũng có thể được thưởng thức những món ăn ngon cho người sành ăn với nhiều món hải sản phong phú. Tận hưởng cuộc sống về đêm rất sôi động, tham gia các trờ chơi mạo hiểm biển cùng với những hoạt động thư giãn giải trí.
Nếu bạn là người không phù hợp với sự sôi động, bạn muốn có những không gian riêng, những khoảng lặng để thư giãn thì Boracaycũng rất phù hợp với bạn. Những bãi cát trắng và đầy nắng luôn đợi bạn tới để thư giãn, nằm dài trên cát để tắm nắng, đi bộ dọc bờ biển, hoặc thưởng thức món Chori burger và uống Jonas Milkshakes. Vào lúc mặt trời lặn bạn có thể ngắm hoàng hôn trên những con thuyền buồm Paraw. Bài viết chia sẻ Kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn có một chuyến Du lich Boracay tuyệt vời.

Nên đi Du lịch Boracay vào khoảng thời gian nào?

Thời gian tốt nhất để ghé thăm Boracay là từ tháng Mười đến tháng Năm. Vào khoảng thời gian này nhiệt độ trung bình từ 25 ° đến 32 ° C, và là mùa khô ở Philippines. Tuy nhiên bạn cũng lưu ý là thời tiết của Philippin chịu ảnh hưởng nhiều từ biển, thưởng xuyên có những cơn bão đến và đi bất chợt quanh năm. Nếu bạn không lên lịch từ trước thì có thể theo dõi thời tiết trước khi đi. Về thời gian, bạn nên ở Boracay ít nhất là 3 ngày để có thể tận hưởng đầy đủ những hương vị của Boracay.

Tới Boracay như thế nào?

Đảo Boracay là một hòn đảo nhỏ nằm cạnh hòn đảo lớn Aklan, do đó để tới được đây bạn phải đi thuyền từ đảo Aklan. Trên đảo Aklan có 2 sân bay, ở gần với Boracay nhất là sân bay Caticlan và 1 sân bay khác ở thành phố Kalibo. Sẽ tùy vào hãng hàng không mà bạn sẽ tới 1 trong 2 sân bay này. Từ sân bay Caticlan tới bến tàu thì rất gần, còn từ sân bay ơ Kalibo thì phải đi 2h xe bus để tới bến tàu. Do đó bạn tùy chọn sân bay đến nào cho hợp lý về kinh tế và thời gian đi lại nhé.
Một lưu ý khi bạn chọn bay của Cebupacificair tới sân bay Caticlan là hành lý xách tay chỉ được 5kg (các chặng khác của hãng này vẫn là 7kg) và hành lý ký gửi chỉ bán tối đa là 10kg (các chặng khác thấp nhất là 15kg cho đến 30kg) do hãng sử dụng máy bay cho chặng này là máy bay Foker. Lưu ý điều này vị Charge fee khá cao đấy nhé.
Ngoài vé khi check vé bạn sẽ thấy vé chiều đi Boracay của Cebu rẻ hơn vé chiều về. Bạn có thể tham khảo các hãng khác chiều về xem có rẻ hơn không nhé.
Các hãng có chuyến bay tới Boracay: airasia.com, cebupacificair.com,www.flypalexpress.com. Các bạn nên check cebu thường xuyên, vì họ có rất nhiều chương trình giá vé rẻ hấp dẫn.

Đi gì từ Sân Bay Caticlan hoặc Kalibo tới Boracay

Từ sân bay Caticlan ra bến Phà với giá 50php / xe / 3 người, lưu ý là bạn tự ra khỏi sân bay rồi bắt Tricycle nhé, lưu ý đừng mua trọn gói dịch vụ đưa ra đảo vì họ hay nói thách gấp đôi.
Giá vé từ sân bay Kalibo – Boracay – Kalibo (round trip) la 400 peso/ khách. Ngoài ra có thể phải đóng các phí khác khi tới Boracay như Phí Môi Trường, Terminal fee. Đặt vé tại địa chỉ website http://www.southwesttoursboracay.com/boracay-transportation/kalibo-airport/round-trip các bạn chú là có nhiều lựa chọn book như: xe khách đơn thuần, xe + tàu phà, v.v.v.
Nếu không dùng dịch vụ của Southwest thì bạn có thể tự đi Kalibo bằng cách bắt Tricycle ra bến phà (50Php/ 2khách), ở bến phà bạn dễ dàng mua vé bus đi Kalibo giá 200Peso / khách (bao gồm vé phà). Để tới thẳng sân bay bạn trả thêm 100peso phí Terminal Fee.
Thời gian dời đi từ Boracay bạn nên tham khảo qua khách sạn, vì tình trạng tắc đường ở Phil có thể gây muộn giờ bay của bạn. Lưu ý vấn đề này khi rời Boracay.

Đi lại trên đảo Boracay

Các bạn có thể đi taxi, nhưng rẻ và tiện lợi hơn các bạn có thể đi Tricycle (một loại xe gắn máy 3 bánh kiểu như xe Lam của mình vậy). Giá đi cũng khá rẻ, với khoảng cách từ bến tàu về khách sạn gần D’mall (trung tâm du lich ở Boracay) từ 30 – 50php / khách.

Du lịch Boracay có gì?

Để hình dung rõ hơn về hòn đảo này, các bạn có thể xem qua bản đồ du lịch sau của Boracay để có cái nhìn tổng thể về những điểm thăm quan trên đảo.
Trung tâm của đảo nằm tại bãi White beach, bãi tắm biển chính của đảo. Ngay cái tên đã nói lên ý nghĩa của bãi tắm này, một bãi biển cát trắng với làn nước trong xanh, khu vực này cũng là trung tâm thương mại của hòn đảo với nhiều nhà hàng, quán cà phê, quán bar, quán cà phê internet, cửa hàng, tiệm bánh vv. Nhiều khu nghỉ dưỡng hàng đầu và khách sạn tại Boracay cũng nằm tại đây.
Bãi White beach có hướng quay mặt về phía Tây nên ngày nào bạn cũng có thể ngắm cảnh hoàng hôn từ đây. White beach chia thành 3 khu:
  • Station 1 là khu VIP với nhiều resort đắt tiền, giá cả cũng đắt gấp đôi hai khu còn lại, nhưng vắng và yên ả hơn.
  • Station 2 là khu trung tâm, sầm uất nhộn nhịp nhất, đa phần du khách ở đây.
  • Station 3 là khu tập trung nhiều tàu bè phục vụ các hoạt động giải trí.

Bulabog Beach

5418121916 c451fd6987 n Du lịch Boracay Philippines
Bãi biển Bulabog nằm tại khu vực phía đông của hòn đảo. Nếu so sánh thì nó chỉ đứng sau white beach về vẻ đẹp. Bãi biển Bulabog được coi là nơi tốt nhất cho lướt sóng và thả diều. Ngoài ra bạn cũng có thể ngắm bình mình từ đây, bởi Bulabog nằm ở phía đông của hòn đảo.
Helmet diving: một trò thú vị khi tới Boracay, bạn sẽ được tự mình đi dạo dưới đáy biển với sự trợ giúp của 1 chiếc mũ lặn với đường dẫn khí qua 1 đường ống. Khi chụp chiếc mũ này vào bạn có thể tự do đi lại, ngắm nhìn những đàn cá đang bơi xung quanh. Tour có giá khoảng 1500peso, có tặng ảnh kỷ niệm đi kèm.
Hoping Island Tour: một tour giá trị đáng tham gia khi tới Boracay. Bạn có thể dễ dàng mua tour ở các đại lý tour trên đảo, hoặc tại ngay khách sạn bạn ở. Mọi thứ đều dễ dàng. Giá tour có thể rẻ hơn nếu bạn đi nhóm đông, cụ thể khoảng: 2800 PHP cho 1 đến 6 người, hoặc 3300 PHP cho 7 đến 10 người. Nếu đi 2 người thì khoảng 2200 PHP/ 2 khách, thời gian thực hiện tour trong khoảng 3 – 4 tiếng (không bao gồm ăn trưa, bắt đầu từ 9 sáng). Các hoạt động trong chương trình tour : thăm đảo Crocodile, bãi tắm Puka, lặn ngắm san hô, bơi, bạn có thể đặt ăn trưa trọn gói cùng tour với giá khoảng 1600 php / khách, nhưng nhớ mặc cả discount nhé, có thể sẽ rẻ hơn nếu đi đông.

Crystal Cove island

Đây là một đảo nhỏ nằm ngoài khơi xa của Boracay. Trước đây là đảo Tiguatian, một hòn đảo nhỏ rộng 2 hecta, ở gần giữa Boracay và Caticlan. Để đến đảo bạn có thể thuê thuyền tại White Beach hoặc Caticlan Jetty Port. Đảo Crystal Cove là nơi lý tưởng để đi bộ, thư giãn và dã ngoại. Ngắm hoàng hôn và bình minh từ đảo Crystal cũng là một lựa chọn. Bên cạnh đó sự hấp dẫn chính của Crystal Cove là hai hang động trên đảo, bạn có thể nhìn thấy những con sóng đánh vào tận trong của hang. Ở phía nam của Crystal Cove bạn sẽ tìm thấy một bãi biển cát trắng đẹp, một nơi lý tưởng để tắm nắng và bơi. Lệ phí thăm đảo là 200 peso / khách.

Lưu ý khi tới Boracay

  • Mua sắm ở khu D’mall bạn nên người bán hàng giảm giá, như vậy sẽ mua được giá hơn.
  • Nếu đổi tiền thì bạn nên đổi ở mấy quầy Money exchange cạnh Queens Resort ở gần cuối Station 3 (gợi ý của bạn Cát Tường).
  • Các chuyến bay giá rẻ thường bị hạn chế về Kg hành lý, các bạn nhớ tuận thủ, vì nếu vi phạm quá cước, phí phạt khá cao, có thể hơn cả tiền vé máy bay giá rẻ của bạn. Kinh nghiệm nếu có bị phạt (Bạn nào đã bị phạt hành lý quá cước thì xuống sân bay xong nhớ dứt cái tờ nó dán ở hành lý mình ra không thì tới chuyến bay tiếp họ nhìn qua là biết lại phạt bạn tiếp).

Xem bài viết đầy đủ về Du lịch Boracay