Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Kinh nghiệm Du lịch Bến Tre


Bến Tre là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, được biết đến là quê hương của Cách Mạng Đồng Khởi và cũng là mảnh đất của xứ Dừa. Bến Tre nằm ở cuối nguồn sông Mekong nên Bến Tre sử hữu nhiều kênh rạch, và những vườn dừa bạt ngàn. Ngoài Dừa, Bến Tre cũng có nhiều vườn cây trái nằm rải rác ở nhiều huyện thị, trong đó tập trung nhiều nhất ở 2 huyện Chợ Lách và Châu Thành. Tới Bến Tre bạn nên tham gia các hoạt động du lịch sinh thái, lưu trú tại gia đình người dân địa phương, tận hưởng không khí trong lành.
Diện tích Tỉnh Bến Tre cũng không lớn, do đó chỉ cần 1 ngày hoặc 2 ngày là bạn có thể thăm quan hết các điểm du lịch trong tỉnh. Thông thường thì bạn nên kết hợp du lịch Tiền Giang và Bến Tre luôn. Thời gian có thể là đi 2 hoặc 3 ngày cuối tuần. Dưới đây là một số thông tin về Du lich Ben Tre, cũng như một số kinh nghiệm hữu ích được Tôi Đi tổng hợp.

Đi Bến Tre như thế nào?

Từ Sài Gòn tới Bến Tre khoảng 1,5 tiếng tới 2 tiếng chạy xe ô tô. Đi theo đường cao tốc hết khoảng 1,5 giờ. Một số hãng xe khách đi Bến Tre từ Sài Gòn.

Nhà xe Hồng Phượng. Lịch trình : Sài Gòn – Bến Tre – Ba Tri – Cảng Tiệm Tôm. Giờ xuất bến Sài Gòn : 7h-10h-12h-15h Ba Tri 5h-7h-12h-15h. Liên hệ đặt chỗ: 08.39613794 – 0913 965242 – 075 3857785
Nhà xe Thảo Châu: Chạy tuyến  Sài Gòn – Bến Tre, có các loại xe loại 15 chỗ và 29 chỗ.
  • Tại Sài Gòn: đón trả khách tại trạm 182 Sư Vạn Hạnh phường 9 Quận 5 (gần tới đường Trần Phú) và quầy vé 16 bến xe miền Tây. Điện thoại 08.3835.1917 – 38339954, di động 0903.337.600. Giờ khởi hành tại trạm:5h-6h-7h-7h30-8h30-9h30.
  • Tại Bến Tre: 122A Nguyễn Thị Định-Phú Tân – TP Bến Tre. Điện thoại (075) 3.837.837 -382.2802 – 381.5565. Giờ khởi hành 3h30-4h-5h-6h30-7h30-8h30-9h30-10h30-11h30-15h30-16h30 – 17h30 – 18h30.
Xe Thịnh Phát:Chạy tuyến Sài Gòn – Bến Tre, Xe loại 15 chỗ, đưa đón tận nơi (có phụ thu).
  • Tại Sài Gòn: xe khởi hành tại 25A Sư Vạn Hạnh, phường 9 quận 5 (đối diện công viên Hòa Bình-góc ngã tư Hùng Vương-Sư Vạn Hạnh). Xe chạy từ 5h sáng tới 18h30, mỗi tiếng lại có xe chạy. Liên hệ đặt chỗ 08.3830.3042 – 0913.965.050.
  • Tại Bến Tre: xe khởi hành tại 82A KP2 P.Phú Khương QL60 TX Bến Tre (gần trường trung học Nguyễn Đình Chiểu). Giờ khởi hành 3h30-4h30-5h-6h-7h-8h-9h-10h-11h-12h-12h45-13h30-14h30-15h30-16h30-17h30. Điện thoại (075) 356.1561 – 382.9317 – 382.4862

Chơi gì ở Bến Tre

Về với Bến Tre bạn nên thăm những khu Du lịch Sinh Thái, nơi có nhiều hoạt động giúp bạn khám phá vẻ đẹp sông nước miền Tây, cũng như hòa nhập với thiên nhiên con người Bến Tre. Một trong những khu du lịch sinh thái không thể bỏ qua là:
  • Khu du lịch sinh thái cồn Thới Sơn, thưởng thức trái cây và đờn ca tài tử, cách làm kẹo dừa.
  • Cồn Phụng, tìm hiểu về Đạo dừa, tiểu sử của Ông đạo dừa.

Một số gợi ý khi tới Bến Tre

  • Dạo qua Chợ trái cây vào lúc 17h (đường Hùng Vương) và đi bộ sang bên kia sông trên cây cầu gỗ.
  • Đến lò kẹo dừa Thanh Long ở Phường Phú Khương xem người ta làm kẹo rồi tranh thủ vài viên kẹo nóng, nó ngon hơn rất nhiều so với kẹo đóng gói. Tuy nhiên, nếu muốn mua làm quà hãy mua kẹo dừa Tuyết Phụng (Gần đài Truyền hình), vì kẹo dừa Mỏ Cày mới là loại ngon nhất.
  • Khoảng 4h đến 5h sáng hãy thức dậy sớm ra Hồ Trúc Giang để nhìn những người già, em nhỏ tập thể dục buổi sáng. Sau đó ra Chợ Bến Tre hoặc chợ Đầu mối Nông Sản (Phường 8) để cảm nhận 1 ngày nhộn nhịp. Rồi chạy thẳng lên Cầu Bến Tre 1 ngắm Bình Minh.
    Đến quán cafe cóc đối diện Nhà hàng Bến Tre nằm đong đưa trên võng mà thưởng thức 1 trái dừa xiêm.
  • Vào Viện Bảo Tàng để tìm hiểu thêm về lịch sử của Tỉnh Bến Tre, kiến trúc Pháp của Bảo tàng vào ảnh thì khỏi chê.
    Nếu ở khách sạn Hàm Luông, buổi tối bạn nên lên sân thượng của Khách sạn Hàm Luông uống cafe và ngắm con đường dọc bờ sông.
Những điểm Du lịch chính ở Bến Tre
  • Cồn Phụng, quê hương Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam
  • Cồn Quy, rộng 65ha, ở huyện Châu Thành.
  • Cồn Ốc, một nơi tham quan du lịch sinh thái hấp dẫn ở xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm.
  • Sân chim Vàm Hồ, nơi hội tụ sinh sống của nhiều loài chim, cò, vạc ở huyện Ba Tri. Đến Vàm Hồ vào đúng thời điểm các loài chim “giao ca” đi kiếm mồi, du khách sẽ được sống trong cảnh tượng thiên nhiên kỳ thú, tưởng chừng mình đang đứng ở sân chim Bạc Liêu nổi tiếng của rừng U Minh Hạ.
  • Vườn cây ăn trái Cái Mơn ở huyện Chợ Lách và vùng Tiên Long, Tân Phú của huyện Châu Thành.
  • Khu lăng mộ và nhà lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ yêu nước, tác giả truyện thơ Lục Vân Tiên. Khu lăng mộ và nhà lưu niệm nhà thơ Đồ Chiểu ở xã An Đức, huyện Ba Tri. Ngày 1-7 hàng năm, lễ hội truyền thống văn hoá của Bến Tre đều được tổ chức tại khu lăng mộ và nhà lưu niệm của nhà thơ.
  • Khu lăng mộ Phan Thanh Giản, tiến sĩ đầu tiên ở Nam Kỳ. Ông đã tự vẫn sau khi 3 tỉnh miền Tây dưới sự cai quản của ông bị rơi vào tay giặc Pháp. Khu mộ tưởng niệm ông hiện đặt tại xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, quê nhà của ông.
  • Trương Vĩnh Ký, nhà ngôn ngữ học nổi tiếng của Việt Nam vào thế kỷ 19. Di tích và nhà lưu niệm của ông hiện nay ở vùng Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách.
  • Khu tưởng niệm và đền thờ nữ tướng Nguyễn Thị Định đặt tại xã Lương Hoà, huyện Giồng Trôm, cách trung tâm thị xã Bến Tre khoảng 20 km.

Món ngon Bến Tre, không thể bỏ qua

Chuối Đập: ở gần hồ Trúc Giang (là một địa điểm nổi tiếng của học sinh Bến Tre). Món này đơn giản là chuối đập ra và nướng than ăn với nước cốt dừa. Món này không phải là loại chuối nguyên trái rồi có nếp bên ngoài, mà đơn giản là 1 trái chuối để giữa 2 tấm thớt cho nó dẹp ra. Cái ngon của món này là chuối vừa nướng nóng là ăn ngay với nước cốt dừa nóng. Quán bán từ xế trưa cho đến chiều nhưng thường là hết sớm. Bạn nào muốn ăn thì tranh thủ ra sớm, phải ăn ngay tại quán mới ngon.
Bánh canh bột xắt: chính hiệu đặc sản miền tây. Món này làm từ bột gạo, nước sệt thường nấu với thịt vịt chấm nước mắm gừng. Sở dĩ có tên gọi bánh canh bộ xắt vì để làm bột bánh canh người ta sẽ dùng bột gạo, nhào nặn theo công thức riêng của từng người. Thường thì khó tìm chỗ bán vì các chị thường gánh đi, chỉ có dân địa phương mới biết hành trình thôi, nhưng các bạn có thể hỏi bất cứ dân địa phương nào.
5545588317 71d7b64e8a Kinh nghiệm Du lịch Bến Tre
Chè bưởi thầy Tôn: nằm ở đường Nguyễn Huệ gần trường Mẫu giáo Đồng Khởi, bán từ chiều đền tối. Mặc dù ăn nhiều địa điểm bán chè ở TP HCM nhưng không thể nào tìm được chổ nào làm ngon như ở đây. Chè ngọt vừa, sợi chè dai và đặc biệt là chỉ có 10k/ ly thôi.
Cơm Tấm: Chắc nhiều bạn không biết cơm tấm có gì mà là đặc sản. Nếu có dịp ghé Bến Tre nhât định các bạn phải ăn thử món này. Cơm Tấm ở đây ngon hơn ở Sài Gòn. Cơm tấm ở Bến tre là cơm tấm thật, có nghĩa nấu từ tấm nên sẽ khó nấu hơn gạo bình thường chúng ta ăn. Thịt thường là thịt heo nướng, xắt mỏng, mỏng đến nỗi bạn có thể nhìn xuyên qua được bên kia, ngoài ra còn có thịt gà ram xé nhỏ, trứng cút chiên ốp la, bì dưa leo, cà chua, cải chua … Tất cả làm thành 1 dĩa cơm bắt mắt và đủ dinh dưỡng. Địa điểm bán ở nhiều nơi trong tỉnh, đa số đều ngon. Một lựa chọn cho món này là Cơm Tấm Chi gần Ngân Hàng công thương, hoặc quán sau lưng Hồ bơi bán vào buổi sáng.

Xem thông tin Khách sạn và các thông tin khác về Bến Tre tại đây: http://toidi.net/diem-den-trong-nuoc/kinh-nghiem-du-lich-ben-tre.html

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Quán ăn Ngon quận 1 và 3



Hôm nay mình xin tổng hợp một số quán ăn ngon ở Sài Gòn. Bài đầu xin tổng hợp ở khu vực quận 1 và 3 trước nhé. Bài sau sẽ cập nhật các quận khác. 
 
Ngoài đi thăm quan các điểm du lịch quanh Sài Gòn, các bạn cũng đừng quên thưởng thức một số Món Ngon của đất Sài Thành nhé. Thông tin về các điểm ăn ngon dưới đây được mình lượm lặt và tổng hợp lại nhằm giúp các bạn đi du lịch Sài Gòn biết chỗ nào ăn ngon. Tiết kiệm thời gian và công sức đi tìm.
Các quán ăn ngon được phân chia theo khu vực các quận cho tiện đi lại.

Nhà hàng ăn Ngon Quận 1, Quận 3

  • Pizza Hut (264-266 Nguyễn Trãi Q5, 19 Lê Thánh Tôn Q1)
  • Sushi Thiên Quế zen Plaza (54-56 Nguyễn Trãi, Q1)
  • Tokyo Deli: Sushi, các món Nhật, Mì Udon (240 Lê Thánh Tôn, Q1)
  • Nhà hàng Hương Rừng: thịt thú rừng, rùa, chồn, tê tê  (371 A Nguyễn Trãi, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1)
  • Vịt quay Bắc Kinh, bánh cuốn tôm chiên Tân Hải Vân (158-160-162 Nguyễn Trãi,Quận 1)
  • Quán Chợ Đo Đo: Bánh bèo, bánh đập các món miền Trung  (Hẻm Lương Hữu Khánh, Bùi Thị Xuân quẹo vào Q1)
  • Phở Chua Nguyễn Thiện Thuật
  • Crawfish tôm hùm đất hay còn gọi là quái thú tôm cua, là món ăn phổ thông ở Mỹ được nấu với sốt chua cay, bắp nguyên trái, thịt nguội (114 Trần Đình Xu Q1)
  • Dìn Ký: mực một nắng nước, lẩu khổ qua cá thác lác (137C Nguyễn Trãi Quận 1)
  • Phở Chua 242/ 101 Nguyễn Thiện Thuật
  • Xôi gà, xôi mặn (Ngã 4 Bùi Thị Xuân, Cống Quỳnh)
  • Bistro các món tây: cơm sữa hải sản, khoai tây nghiền, lẩu phô mai (48 Lê Thị Riêng, Q1)
  • Bánh Mì Huỳnh Hoa 26Lê Thị Riêng, P. Bến Thành, Quận 1
  • A Bửu đường 17 Bùi Thị Xuân Q1
  • Cháo lòng (Hẻm đường Bùi Thị Xuân hẻm nằm đối diện trường Bùi Thị Xuân chạy ra hướng Nguyễn Thị Minh Khai là đến, Thời gian: chiều & tối)
  • Bánh cuốn (83 Lê Thị Hồng Gấm Quận 1, Thời gian: bán buổi sáng đến 10 h)
  • Cơm chiên bò gà tôm cua, tôm hấp nước dừa, nước mía dấu (Đường Nguyễn Cảnh Chân Q1, đi Trần Hưng Đạo quẹo vào chạy đến gần cuối đường nhìn bên tay phải sẽ thấy)
  • Bún thịt nướng, bánh mì hấp (Đường Cô Giang Q1, đi Nguyễn Khắc Nhu cuối đường quẹo phải chạy một chút là thấy quán nằm bên tay trái, Thời gian: bán vào buổi chiều)
  • Cơm chiên sườn muối chiên, nui bò lúc lắc, hủ tiếu nam vang (Cafe Viva 144 Trần Hưng Đạo Q1)
  • Mực chiên nước mắm, xúc xích đặc biệt + tặng cocktail Free (nhà hàng cafe New Pearl 205 207 Phạm Ngũ Lão, Q1)
  • Món Thái Ngò rí: Ức Vịt quay, cá trê chiên, tom yum kung, Pad Thái, trà sữa thái etc (185 Bùi Viện Q1)
  • Al Fresco Sườn nướng, đồ ăn Mexico, pizza, pasta, mì Ý (27 Đông Du Q1)
  • Món Tây ở Cafe NYDC trong Nowzone (235 Nguyễn Văn Cừ, Q.1)
  • Bún Mắm (Đường Cô Giang Q1, chạy Đề Thám quẹo trái qua Cô Giang chạy chút sẽ thấy quán nằm bên tay phải, Thời gian: bán chiều & tối)
    Hủ tiếu bò, bánh bao gà (Ngã 3 Nguyễn Cư Trinh – Cống Quỳnh, Q1 Thời gian: bán buổi chiều & tối
  • Mì Quãng, bún bò O Nở (Ngã 3 Cống Quỳnh Nguyễn Cư Trinh, Q1)
  • Bún Bò trên (Đường Đỗ Quang Đẫu Q1, Bùi Viện quẹo qua quán nằm bên tay phải, Thời gian: bán từ tối đến 2-3 h sáng)
  • Miến lươn, miến cua Thanh Thảo (176/13 Lý Tự Trọng Q1)
  • Bún thịt nuớng (Đường Trần Hưng Đạo Q1, gần nhà hát Trần Hữu Trang quán vỉa hè, Thời gian: bán vào buổi chiều)
  • Cháo mực, hột vịt bắc thảo, bánh canh giò heo, gà (10 Phó Đức Chính Q1)
  • Bún Mộc (14 Trương Định Q1, Thời gian: chỉ bán buổi sáng)
  • Sumo BBQ: ăn theo kiểu Buffet nhưng gọi món, thịt bò úc, mỹ Canada, nhiều loại thịt  (120 Bis Nguyễn Đình Chiểu).
  • Mì, hủ tiếu Cật (62 Trương Định Q.1, đối diện chùa Bà)
  • Chân gà nướng, Phở Hà Nội, các món nhậu (Đường Nguyễn Du Q1 đoạn nhà thờ Đức Bà, Thời gian: bán tối và khuya)
  • Bánh Cuốn Thiên Hương (179 Đường 3 Tháng 2 Q1)
  • Gỏi gà, cháo, miến,xôi chiên chà bông, xôi gà, xôi thịt kho (Ngã 4 Hàm Nghi-Hồ Tùng Mậu Q1, Như Lan nhìn đối diện qua, Thời gian: bán tối & khuya)
  • Quán Ngon ở đây bán đủ các món: bún bò, bánh canh, bún mắm, bánh xèo, chè (160 Pasteur Q1)
  • SaiGon Deli: Cua Farci, Mì Ý bò bằm, Mì Ý Hải sản, chè bưởi (91 Pasteur Quận 1 (đối diện Quán Ngon)
  • Bánh bèo Huế, bánh nậm, nem nướng (22 Nguyễn Hữu Cầu Q1, gần chợ Tân Định)
  • Bánh tắm bì, bánh củ cải (368 Hai Bà Trưng, Q1)
  • Cháo ếch Singapore Lion (30 Lê Anh Xuân Q1)
  • Sarpino Pizza mì Ý đút lò, Pizza (125 Hồ Tùng Mậu, Q1)
  • Gỏi cuốn (Đường Lê Thánh Tôn Q1, đối diện chợ Bến Thành bán khuya bán chung với bún bò, hủ tiếu ăn cũng bình thường, nơi ăn khuya của dân chơi về đêm Thời gian: bán tối & khuya)
  • Gỏi Khô Bò (Đường Nguyễn Văn Thủ Q1, Ngã 4 Đinh Tiên Hòang quẹo phải qua Nguyễn Văn Thủ chạy chút nhìn bên tay phải sẽ thấy, Thời gian: bán vào buổi chiều)
  • Bánh canh Nam Giao (136/15 Lê Thánh Tôn Q1)
  • Bánh Đa Cua, Cơm Bắc (18/5/A1 Nguyễn Thị Minh Khai, gần ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai, Đinh Tiên Hoàng)
  • Bít tết Nam Sơn (200 Nguyễn Thị Minh & 188 Nam Kỳ Khởi Nghĩa Q1)
  • Bún bò (62 Nguyễn Thiện Thuật Q3, đối diện bánh mì Hà Nội)
  • Bánh khọt Vũng Tàu (59b Cao Thắng), Q3
  • Bánh tráng phơi sương (106 Cao Thắng Q3)
  • Cháo Lòng (Cao Thắng Quận 3 gần ngã 4 Điện Biên Phủ)
  • Bún cá rô đồng (263 Võ Văn Tần, Q3)
  • Nhà hàng Cát Vàng Gỏi Sứa, Chả Mực, Cá Chình Nướng Muối Ớt (Ngã 4 Nguyễn Thông – Ngô Thời Nhiệm)
  • Quán ốc Như (Hẻm Điện Biển Phũ gần góc Nguyễn Thiện Thuật, chạy NTT đâm ra ĐBP gặp con hẻm chạy thẳng vào quẹo tay trái là thấy, Thời gian: bán vào buổi chiều thường hết đồ ăn sớm tầm vào 5-6h là hết)
  • Quán Ốc Đào (Hẻm 212 Nguyễn Trãi, Q1, còn 1 chi nhánh ở Nguyễn Thái Học ngay ngã 4 Nguyễn Thái Học & Trần Hưng Đạo. Chạy Nguyễn Trãi đến Galaxy Nguyễn Trãi nhìn lên chút có cái hẻm 212 chạy vào cuối đường quẹo trái đến cuối đường quẹo phải đến cuối đường quẹo trái rồi cuối đường lại quẹo phải chạy 100 m là tới, để đơn giản vào hẻm mọi người hỏi người dân xung quanh quán ốc Đào. Trong hẻm có nhiều quán ốc ăn theo như ốc Việt, ốc Loan mọi người coi chừng nhắm nhé, Thời Gian: chiều & tối)
  • Cá viên chiên (Ngã 3 Sương Nguyệt Ánh – Cách Mạng Tháng 8, Thời gian: bán chiều & tối)
  • Hủ tiếu, bánh mì tôm chiên (50 Võ Văn Tần Q3)
  • Hủ tiếu nam vang Nhân Quán (72 Nguyễn Thượng Hiền, Q3)
  • Gà nướng kiểu Pháp, xốt rượu vang, xốt tôm hùm (354 Võ Văn Tần Q3)
  • Mì Hàn Quốc, ăn lẩu thì được khuyến mãi thêm cơm chiên chiên từ nước lẩu còn lại (368a Võ Văn Tần Q3)
  • Bánh Mì Minh, bánh cua phô mai, hamburger (170 Võ Văn Tần Q3, Thời gian: bán nguyên ngày 24/24)
  • Gỏi cá, bò cuốn phô mai quán Mây Bốn Phương (35/3 Điện Biên Phủ Q3, Thời gian: bán chiều & tối)
  • Quán Kangoro, đà đểu, cừu, dê nướng (30B Võ Văn Tần Q3)
  • Càri dê Lộc Ấn đường: dê đút lò, cà ri dê (41b 43 Nguyễn Thị Diệu Q3)
  • Phở Hòa Pasteur (260C Pasteur Q3)
  • Nhà hàng Hải sản Ngọc Sương (172 Nguyễn Đình Chiểu Q3, 106 Sương Nguyệt Ánh Q3)
  • Cơm niêu Sài Gòn (59 Hồ Xuân Hương Q3)

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Kinh nghiệm Du lịch Phuket Thái Lan



Du lich Thai Lan hấp dẫn với điểm đến Phuket. Đây là một điểm du lịch Biển nổi tiếng, nước biển trong xanh và sạch sẽ. Một số điểm đến đẹp như đảo Phi Phi, Maya Beach, Phang Nga, hay show diễn độc đáo Fantasea. Để đi Phuket bạn nên đọc trước những thông tin bổ ích dưới đây do Tôi Đi tổng hợp.

Đến Phuket như thế nào

Đường hàng không

Book vé máy bay: cái này giờ các bạn chịu khó theo dõi các site vé máy bay giá rẻ như Nokair, AirAsia, Vietjetair. Nên đăng ký thư thông báo của các hãng, để có thông tin giá rẻ là được cập nhật ngay. Chuẩn bị sẵn tiền trong thẻ Visa, chủ động đặt vé khi cần.
Lưu ý khi đặt vé chiều về, bạn nên chọn chuyến 8PM hay 9PM, vì mini bus từ Phuket town đi ra sân bay xuất phát lúc 6PM (chuyến cuối). Khi máy bay cất cánh khoảng 15 phút thì tiếp viên phát tờ khai hải quan. Các bạn nhớ đừng có ngủ, mà quên lấy tờ giấy này nhé. Điền đầy đủ thông tin không sót chỗ nào. Luôn để sắn bút giấy ở chỗ dễ lấy, tiện cần việc gì là có luôn.
Sau khi làm thủ tục xong, ra chỗ lấy hành lý, bạn nên tìm các quầy thông tin du lịch. Lựa mấy thứ như, bản đồ du lịch, các brochure free. Cái này rất có lợi cho những bạn đi tự túc, về còn có tư liệu cho anh em lần sau.

Đi xe bus từ Bangkok đi Phuket

Đi bus thì mất khoảng hơn 12 tiếng, xe bus đi tỉnh đa số là bus 2 tầng, nhìn rất sạch sẽ, phục vụ chu đáo, vé xe được bán qua hệ thống Thaiexpress. Giá bán thì tùy giá, chất lượng xe, giao động từ khoảng 500 baht trở lên. Điểm trừ của bus này là nó đưa thẳng hành khách tới bến xe Phuket, từ Phuket đi tới trung tâm Patong thì bạn phải bỏ ra thêm 400baht, quá đắt so với vé từ Bangkok tới Phuket.

Đi từ sân bay đến trung tâm Phu Ket

Từ sân bay Phuket đi về trung tâm có 3 cách:
  • Private transfer: 700 Bath/ 4 chỗ. Đi đông thì đi cái này cho khỏe
  • Minivan: 150 Bath/ 1 khách/ Patong Beach. Còn nếu muốn đi Kata hay Karon thì mất 180 Bath/ 1khách. Xuống sân bay là có dịch vụ này ngay. Nếu bạn đi ít người (tầm 2 người) thì đi cái này cho rẻ. Xe chở bạn đến tận khách sạn. Trong thời gian đi sẽ vòng vèo do phải trả khách, thời gian khoảng 1h30 phút mới đến. Xe cũng dừng lại văn phòng chính của nó để soát vé và bán tours. Bạn nên đặt luôn xe về ở đây nhé. Lưu ý: Chiều ngược lại Patong – sân bay thì giá 180Bath vì xe ở sân bay là của công ty nhà nước, còn ở Patong là của tư nhân nên mắc hơn.
  • Taxi: 550 Bath/ Patong Beach, 650 Bath/ Kata, Karong Beach. Đi taxi thì nhanh hơn, tầm 40-60 phút sẽ đến nơi. Nhớ hỏi giá trước khi lên xe và phải hỏi là airport fee (100 bath) đã bao gồm chưa. 550 bath là bao gồm rồi đó các bác.
Airport Bus (xe của sân bay): giá 85 Bath/ 1 khách. Đi cái này thì hơi phức tạp một chút. Thứ nhất, giờ giấc nó không trùng với chuyến bay của mình. Thứ 2: xe không chở mình đến tận khách sạn. Xe chỉ dừng ở Phuket Town, mình phải tự đi về khách sạn. Đây là cơ hội cho taxi chặt chém. Thứ ba: bạn phải biết mình dừng ở trạm nào. Khách sạn mình nằm gần trạm nào nhất. Chuyến cuối của nó là 6.50 PM. Đường Phuket thì có nhiều đường 1 chiều, đôi khi rất gần, chỉ cần đi bộ 5-10 phút là tới, nhưng nếu đi taxi thì nó chở đi xa lắm. Cách này chỉ phù hợp với bạn nào có sức khỏe, nắm rõ đường đi, định hướng tốt để khỏi bị lừa.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Thái Lan (tổng hợp)

Sim điện thoại, wifi

Tại Sân bay Phuket có phát SIM điện thoại miễn phí, muốn lấy mấy cái cũng ok. Nên mọi người có thể lấy vài cái, hết tiền thay cái khác nhé. Sau khi lấy hành lý đi ra cổng thì thấy cái bàn để SIM điện thoại (cạnh bên Lost & Found cua Air Asia nhé), cứ tự tin tiến đến quầy hỏi và lấy SIM (như phát tờ rời í). Bên trong tài khoản có 15baht, không gọi linh tinh chỉ online thì đủ dùng.
Wifi ở Phuket phủ sóng toàn đảo nhưng sóng rất yếu, wifi có password nên khó xài chùa.

Du lịch Phuket Thái Lan có gì

Có rất nhiều điểm đi chơi ở Phuket. Thích nhất vẫn là tắm biển và ra các đảo. Ngoài ra bạn cũng đừng bỏ lỡ Show Fantasea nhé.
Đi đảo: ra đảo biển rất đẹp, và rất sạch. Nếu chưa đặt tour ở Hotel2thailan thì bạn có thể đi dọc những con đường ngoài bãi biển, ở đó rất nhiều đại lý, nhớ trả giá nhé. Book 1 tour đi 3 đảo Phi Phi, Nga Bay và Khai bằng speed boat giá 1100 bath/người, mặc dù vẫn chưa trả giá nhiệt tình lắm, lúc đầu họ chào mình giá 1400 bath. Giá big boat là 800 bath/người. Các bạn nên đi speed boat vì tàu chạy nhanh hơn, dừng lại nhiều điểm hơn (đi big boat chỉ ghé được Phiphi). Thêm vào đó là thời gian dừng lại tắm biển cũng nhiều hơn. Tham khảo mấy tour đi các đảo của Hotel2thailand ở đây
Nên đi xem show Fantasea, mặc dù hơi mắc. Giá là 1900 bath/người bao gồm dinner buffet, còn nếu không bao gồm thì là 1300 bath. Đây là chương trình tạp kỹ, hoành tráng. Thời gian, Có Show 7h và 9h tối. Nên xem show 9h, khoảng 5.30 đi, đến nơi chụp hình tham quan (lúc đó trời còn sáng sẽ thấy đẹp hơn). 6.30 – 7h00 vào ăn tối (buffer hoành tráng lắm). Bạn có thể đặt Buffet + Show hoặc đơn thuần chỉ là book show (tham khảo ở hotel2thailand.com, có nhiều mức giá khá nhau).
Nếu book tour Phi phi, các bạn nên chọn tour Phi phi có chương trình đi tham quan Maya bay vào buổi chiều vì đa số các tour du lịch đổ về Maya bay vào buổi sáng, mình đi ngược với các tour du lịch thông thường thì sẽ đỡ đông hơn.
Với tour Phang nga, nên đặt tour của công ty Similan Pro Dive. Công ty này chuyên tổ chức tour Phang nga bay, rất chất lượng. Nếu các công ty khác nhồi nhét 45 người vào 1 cái speedboat 3 động cơ thì công ty này chỉ cho tối đa 25 người lên 1 speedboat 3 động cơ. Set menu cho bữa trưa cũng rất ngon, có món cá chiên sốt chua ngọt ngon ơi là ngon, canh, thịt gà, thị lợn, trứng, rau luộc, rau xào đủ hết. Tour của công ty này đi ngược so với giờ của các tour thông thường nên đến địa điểm nào cũng đỡ đông hơn.
Về Phuket Town, nếu bạn định đi Shopping thì đừng đi Phuket town. Đường đi xa, gặp hôm trời nắng đi còn mệt hơn. Ở đó không có nhiều điểm mua sắm, nếu thích thì về Bangkok mua sắm nhé. Mua sắm ở Phuket thì nên đi dọc biển và nhũng con đường song song phía sau có nhiều điểm mua sắm. Đa số là đồ lưu niệm, áo tắm, saron, áo thun màu mè.

Thuê xe máy ở Phuket

Ở lâu thì nên thuê xe máy, giá thuê xe từ 200-300 baht 1 ngày đối với các xe số và tay ga loại nhỏ. Lưu ý là khi thuê xe nó sẽ cho 1lit xăng, còn mua thêm thì 50 baht 1 lít, không nên mua xăng ở chỗ cho thuê xe, ra cây xăng đổ chỉ có 34 baht 1 lít thôi. Nên chọn những tiệm mà nó chỉ giữ photocopy passport của mình. Luôn luôn nhớ biển số xe để khi tìm xe đỡ mất thời gian. Nếu trường hợp mà phải giữ lại hộ chiếu gốc thì nên xem có gì tin tưởng không nhé.

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Kinh nghiệm Du lịch Mộc Châu

 
Có nhiều cách để du lịch Mộc Châu, tuy nhiên du lịch bụi Mộc Châu là cách hay hơn cả. Bạn có thể tự do khám phá những cánh đồng cỏ bát ngát dưới chân núi, những đồi chè bạt ngàn, những cánh đồng hoa Cải hay hoa Dã Quỳ vàng rực một góc trời. Bạn có thể Phượt Mộc Châu hoặc đi ô tô lên rồi thuê xe máy để đi. Tuy nhiên đa số các bạn chọn đi xe máy từ Hà Nội lên, vì trên đường đi cũng có khá nhiều cảnh đẹp. Tôi sẽ cung cấp cho bạn một số kinh nghiệm Kinh nghiệm Du lịch Mộc Châu.

Du lịch Mộc Châu bằng xe máy.

Bạn đi xe máy từ Hà Nội chạy theo quốc lộ 6, nếu bạn là người ưa mạo hiểm và khám phá, bạn nên chọn đi đường 6 cũ. Đường này tuy đã xuống cấp và khá là khó đi, tuy nhiên cảnh lại rất đẹp. Có những con đường uốn lượn chạy theo sông Đà, bạn có thấy một số Thác nước đẹp, dừng chân bên hồ thủy điện Hòa Bình chơi. Đường 6 cũ cũng dẫn bạn qua nhiều bản làng người Mông, vào mùa xuân hoa Đào, Mận nở rất đẹp.
Thời gian du lịch Mộc Châu nên đi là 3 ngày hoặc 2,5 ngày. Nếu đi 2,5 ngày thì ngày đầu ngủ Mai Châu, ngày thứ 2 khám phá Mộc Châu, ngày 3 kết hợp thăm quan một số điểm trên đường chạy về Hà Nội.

Thời gian du lịch Mộc Châu

Mộc Châu nổi tiếng với Hoa đẹp, và con người thân thiện. Mùa Hoa có 2 mùa, mùa Thu Đông (giữa tháng 10 đến tháng 1 dương) có hoa Cải và Dã Quỳ. Mùa Xuân (tháng 2 và 3 dương) có hoa Mận, Đào, hoa Mận ở Mộc Châu trắng muốt đẹp hơn rất nhiều các hoa Mận ở nơi khác.

Xe khách đi Mộc Châu

Bạn lưu ý là tất cả các xe khách đi Sơn La, Điện Biên đều đi qua Mộc Châu. Xe thường xuất phát từ bến Mỹ Đình. Xem thêm thông tin chi tiết về Bến xe và nhà Xe Chất Lượng cao tại bài viết: tổng hợp các Xe khách chất lượng cao
  • Xe chất lượng cao 45 chỗ, giường nằm có ở bến xe Mỹ Đình. Chạy từ 5 giờ đến 21 giờ. Giá xe khoảng 160.000/khách- giường nằm
  • Xe county 29 chỗ hoặc 16 chỗ có nhiều ở bến xe Yên Nghĩa. Chạy từ 5 giờ đến 13 giờ. Giá xe khoảng 130.000/khách- xe 29 chỗ đời mới
  • Từ HN lên Mộc Châu khoảng 190km, xe đi mất khoảng 4-5 tiếng. Tham khảo một số nhà xe:
                  – XeKhánh Thu: 0947.869 168
- Xe Bắc Sơn: (022) 355.1559

Nhà nghỉ tại Mộc Châu

Bạn có thể ở tại một số khách sạn trong thị trấn nông trường cũ hoặc thị trấn nông trường Mộc Châu mới. Giá cả từ 200k – 300k/ phòng/ đêm, đầy đủ tiện nghi cơ bản. Với khách sạn bạn nên ở khách sạn Công Đoàn Mộc Châu tại Nông Trường Mộc Châu cũ. Đối diện khách sạn cũng có một số nhà nghỉ rẻ khoảng 150k – 200k. Nếu bạn thích rẻ hơn và chấp nhận dịch vụ kém hơn, bạn có thể ngủ tại nhà sàn ở khu Rừng Thông Bản Áng, giá nghỉ là 50k một người, tuy nhiên tắm sẽ không có nước Nóng, ăn uống chủ nhà phục vụ luôn, có đầy đủ các món ăn của người Thái, món cá suối nướng rất ngon, liên hệ 01699132380 hoặc 01649504896 – địa chỉ Bản Áng 2 xã Đông Sang, Mộc Châu.
Về ăn uống, không có nhiều lựa chọn. Bạn có thể lựa chọn nhiều nhà hàng bình dân tại thị trấn. Tuy nhiên một số nhà hàng ăn ngon tại Mộc Châu như : nhà hàng 64 và 70 trên đường quốc lộ, cách thị trần khoảng 5km, bạn có thể ăn ở đây trước khi vào Mộc Châu. Một nhà hàng có món Bê Chao ngon là Quang Bắc mặt đường đi Sơn La, địa chỉ tiểu khu 40 Mộc Châu.

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Du lịch Malaysia


Du lịch Malaysia giờ đây đã khá thuận tiện cho mọi người dân Việt Nam. Mọi người thường kết hợp đi Malayxia với Singapore. Vì 2 đất nước này gần nhau và có thể di chuyển qua lại bằng xe Bus. Về Singapore mình đã có một bài viết cũng rất chi tiết về đi lại và các điểm must see rồi. Bài viết này mình sẽ viết tập trung về Malysia, chủ yếu là cách đi lại, khách sạn và một số điểm du lịch. Để kết hợp đi cả Sing và Mã thì bạn nên đọc thêm bài viết về Singapore của mình nhé.

Đi và đến Malaysia như thế nào

Từ sân bay về trung tâm Kuala Lumpur

Nếu bạn bay VN airlines thì sẽ hạ cánh ở KLIA là sân bay quốc tế Kul, từ đây có thể đi tàu điện về thẳng KL sentral, còn bay Airasia thì sẽ hạ cánh ở LCCT là sân bay giá rẻ, từ đây có thể đi bus về thẳng KL Sentral hoặc đi free shuttle bus qua KLIA (cách đó khoảng 5km) để đi tàu điện về KL Sentral. Đi bus từ LCCT – KL Sentral thì mất khoảng 70ph, giá khoảng 9RM. Còn đi tàu điện thì mất 28ph, giá 35RM.
Đi và về từ LCCT đến KL Sentral có 3 loại phương tiện chính:
  •  KLia Ekpress (35RM) chạy 160km/h và chỉ mất 28 phút, có việc gấp thì đi cái này cho nhanh để tiết kiệm thời gian
  • Bus các loại như Skybus, Aerobus,… (8-10RM) chạy cũng mất tầm hơn 1 tiếng 15 phút, thong thả thì đi cái này cho rẻ, và Skybus thì chạy từ 3h sáng
  • Taxi (~80RM tuỳ khu) bạn mua phiếu ở quầy và tiếp tân sẽ tính tiền tuỳ khu vực bạn đến xa hay gần và loại xe muốn đi, thời gian thì cũng tương đương đi bus nhưng được cái đưa về tận nơi, còn lúc đi ra LCCT thì bạn cứ ước lượng giá tầm đấy thôi để khỏi bị chém.

Chỗ gửi đồ ở sân bay LCCT

Ở sân bay LCCT có chổ gửi hành lý, tuy nhiên giá rất mắc, túi nhỏ giá 18RM/24h, túi lớn hình như còn mắc hơn.

Singapore đi Malaysia

Bạn có thể đặt vé xe bus qua các website sau. Đây là 2 site nổi tiếng mà các bạn đi du lịch Bụi Sing Mã hay đặt.
http://www.busonlineticket.com/
http://www.journeymalaysia.com/ptajb.htm#15

Từ sân bay Changi đi Melaka

Đi bằng MRT (tàu điện ngầm) từ sân bay Changi tới trạm MRT Marsling, sau đó đón bus đi Johor Bahru Sentral (#950 hoặc #107, hoặc bus nào đi Johor Bahru thì nhảy lên). Có thể dùng Ez-link – thẻ đi MRT của Sing.
Hành trình:
- Changi -> Marsling: MRT, chừng 15p, chắc thế thôi vì nhanh lắm.
- Từ Marsling -> trạm xuất cảnh Sing: đón bus (950, 107), làm thủ tục xuất cảnh Sing (cầm sẵn hộ chiếu, nếu không có gì phát sinh thì cộp phát là xong). Xong thì lại nhảy lên bus tới trạm nhập cảnh Malaixia, xuống làm thủ tục (cầm sẵn hộ chiếu, cộp cộp cộp 3 phát là xong).
- Từ Johor Bahru Sentral (viết tắt là JB sentral), muốn đi Melaka phải đi tiếp tới bến Lakin, không có đi thẳng đâu. Có bus đi Lakin hoặc đi taxi, mất có 8.6RM thôi (tầm 7-8km gì đó ko nhớ lắm). Từ bến xe Lakin mua vé bus đi Melaka (19RM). Có rất nhiều quầy bán vé, lúc tới Lakin là gần trưa và mua vé đi chuyến 11h30, đi mất 3h là tới Melaka Sentral. Đường đi rất đẹp, tài xế toàn phóng trên 100km/h. Ghế to, êm, ngủ tốt
- Từ Melaka Sentral có bus về trong phố cổ đi taxi hết 20RM (hỏi luôn ở quầy thông tin taxi, đồng giá hết, không mặc cả được), đi bus thì 1Rm/người.

Từ  Melaka đi Putrajaya

Đi ra bến xe (Melaka sentral), đón bus đi Putrajaya. Mình đi 1 vòng các quầy vé thì chỉ có mỗi Delima có xe đi Putrajaya. Đi chuyến 12h thì 2h hơn mấy phút tới nơi (trên đường đi có ghé TBS – bến xe mới của Malay). Giá vé 16RM/người.
Xuống tới nơi thì kịp đi “The cheapest tour in the world” – tour vòng quanh Putrajaya trong 3h, giá vé 1RM/người, có tour guide. Các bạn nên đi tour này, còn thời gian thì lang thang sau. Mỗi ngày có 2 tour, khởi hành từ Putrajaya Sentral lúc 10h30 và 2h30 (tới quảng trường Putrajaya square là 11h và 3h). Nếu định đi tour này các bạn cần căn thời gian kẻo lỡ.

Từ Malacca đi LCCT

http://www.lcct.com.my/transportatio…s-from-malacca

Từ Putrajaya đi Kuala Lumpur

Đi bằng tàu điện trên cao (KL Rapid), 9RM/người. Đi cái này nhanh nhất, chỉ chừng 15 -20p. Trong khi đi bus/taxi thì thời gian gần như nhau, tầm 1h-1h30p trở ra, và dễ bị tắc đường.
Tàu sẽ tới KL Sentral, từ đây đi tàu về KLCC (dưới chân tháp đôi). Mua vé tàu ở máy bán tự động, rất rẻ. Nó là đồng xu nhựa, ko phải thẻ như ở Sing.

Từ Kuala Lumpur đi Singapore

Từ tháp đôi đi tàu điện ngầm tới Masjid Jamek rồi chuyển line đi tới trạm Bandar Tasik, đi bộ sang TBS – bến xe mới cực kỳ hoành tráng của Malay.
Vé của Transnational từ đây đi Sing là 46RM/người bao gồm 31RM tiền vé và 15RM tiền phí nhập cảnh Sing, chuyến muộn nhất là 23:59. Có thể mua online hoặc mua luôn từ Melaka Sentral. Bọn Transnational này ở bến xe nào cũng có quầy vé.
Vé xuất dạng giấy bóng, cứng. Khi tới giờ xe chạy sẽ có thông báo. Trên vé ghi rõ cổng ra xe (gate), bạn tìm đúng cổng và phải trình vé cho nhân viên kiểm soát vé rồi mới ra và lên xe được.
Trên đường về Sing sẽ có một lần xuống làm thủ tục xuất cảnh Malay, 1 lần xuống nhập cảnh Sing (sẽ được nhà xe phát tờ khai nhập cảnh Singapore – các bạn có thể lấy luôn trên máy bay lúc đi Sing mà khai sẵn, chứ trên xe, mắt nhắm mắt mở, xe rung khó viết lắm).

Đi lại ở Kuala Lumpur

  • Ở KL thì có hệ thống tàu điện Monorail và LRT với nhiều line khác nhau. Nếu đi từng trạm chỉ cần mua vé ở quầy bán vé hoặc máy bán tự động. Thường 1 chặng là 1.2 RM, xa hơn khoảng 1.5 đến 1.8 RM. Ở mỗi trạm đều có chỉ dẫn rõ ràng, hướng đi của các line, chỉ cần có bản đồ của hệ thống tàu điện thì sẽ rất dễ dàng đi lại bằng tàu điện. Khi mua vé lẻ, bạn sẽ nhận được những đồng xu nhựa màu xanh da trời, khi qua cổng chị đặt mặt đồng xu để máy quét mở cổng, khi nào xuống bến bạn nhét lại xu vào cổng trả lại máy.
  • Thẻ TouchnGo ở KL dùng như thẻ EZlink ở Sing, quẹt thẻ ở đầu vào & quẹt ra ở trạm ra. Tuy nhiên, thẻ này ko phải ở trạm LRT nào cũng có bán như ở Sing mà chỉ bán ở 1 số trạm nhất định.
    Bạn vào đây để tìm những trạm có bán thẻ: http://www.touchngo.com.my/index.php…swhere2reloadt
    Trạm thông dụng nhất có bán thẻ TouchnGo là KL Sentral.
Đi Genting Highland có 2 cách đi, tốt nhất là mua vé tại KL Sentral
  • Bus + Skyway: đi nhanh hơn nhưng có thể phải rồng rắn xếp hàng đợi skyway từ 30 phút đến 1 tiếng.
    Bus lên thẳng Genting: không phải đợi nhưng đường đi thì dễ bị say xe vì đường đi loằn ngoằn.
  • Chiều về thì đi bằng bus về thẳng luôn, đừng đi skyway vào ngày cuối tuần vì phải xếp hàng rất đông. Bến xe là First World Bus Terminal, chuyến cuối là lúc 20h, thời gian chạy là 2h, giá vé 35RM.

Từ Kuala Lumpur Sentral đi Putrajaya

Tàu điện: 20 phút với giá 9,5RM, 30 phút có 1 chuyến.
Bus: 45 phút với giá 4RM, nhưng xuất phát tại ga Pasar Seni, phải đi từ ga KL Sentral bằng tàu điện LRT.

Xem thêm thông tin: Khách sạn giá rẻ, các điểm thăm quan đáng đi nhất tại Malaysia qua bài viết

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Du lịch Yên Tử tự túc



Yên Tử là một địa danh nổi tiếng ở Quảng Ninh, nơi gắn liền với tín ngưỡng Phật Giáo Việt Nam, khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng lên Núi Yên Tử tu hành, lập ra dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Ngày nay nói tới Yên Tử là ta lại nghĩ ngay tới lễ hội Yên Tử diễn ra từ ngày 10 tháng Giêng cho tới hết tháng 3 âm lịch. Tuy nhiên Du lịch Yên Tử lại diễn ra quanh năm, việc đi Cáp Treo cũng giúp ngắn khoảng cách và thời gian cho du khách. Điều này giúp bạn có nhiều thời gian để thưởng lãm Phong Cảnh đẹp tuyệt vời của Núi Non mây trời Yên Tử. Đặc biệt vào những ngày quang mây, từ đỉnh núi bạn có thể nhìn thấy Biển Hạ Long. Một số thông tin xin chia sẻ với các bạn về Yên Tử, ngoài ra để kết hợp du lịch Yên Tử và Hạ Long, bạn cũng nên đọc qua bài viết về Kinh nghiệm du lịch Hạ Long.

Nên đi Yên Tử khi nào?

Hàng năm lễ hội Yên Tử bắt đầu từ mùng 10 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch, thu hút hàng vạn người từ khắp nơi trong cả nước đổ về trẩy hội. Đi vào mùa lễ hội nhất là những ngày đầu khai hội sẽ rất đông. Nếu mục đích là đi Lễ thì bạn nên chọn sang tháng 2 âm đi cho đỡ đông. Còn mục đích đi vãn cảnh thì bạn có thể đi bất kỳ thời điểm nào trong năm. Một số lưu ý khi đi vào mùa lễ hội, bạn xem ở phía cuối bài.

Đi đến Yên Tử

Hàng ngày đều có các chuyến xe đi Hạ Long từ bến xe Mỹ Đình, các xe này đều chạy qua Yên Tử. Các bạn rất dễ dàng tới Yên Tử bằng các xe khách như Kumho Viet Thanh, Đức Phúc, Ka Long và nhiều nhà xe khác, xe đi Hạ Long, Móng Cái chạy liên tục cứ khoảng 30 phút lại có 1 chuyến. Giá vé khoảng 90k/người.
Đường đi, từ Hà Nội bạn đi Bắc Ninh rồi rẽ vào đường 18 đi Cẩm Phả, Chí Linh, Đông Triều, Uông Bí, tới đền Trình Yên Tử vào thắp hương rồi rẽ đi Yên Tử. Nếu đi xe khách thì bạn cứ nhắc lái xe cho xuống đền Trình để vào khu Yên Tử.
Từ Hải Phòng đi Yên Tử bạn sẽ đi đường qua thị trấn Núi Đèo, vào đường 10 rồi rẽ trái đi ngược lại đường 18 khoảng 2km là tới đoạn rẽ vào Yên Tử.
Từ đền Trình vào Yên Tử bạn có thể đi xe ôm giá khoảng 35k/người, hoặc đi taxi vào.
Ngoài các xe khách chạy hàng ngày đi tuyến Hạ Long, bạn có thể đi xe khách thẳng vào Yên Tử của công ty Vận Tải Hà Nội. Xe chạy hàng ngày vào dịp lễ hội, ngoài thời gian lễ hội họ chỉ chạy vào ngày chủ nhật, bạn có thể liên hệ trực tiếp để hỏi về thời gian xe chạy. Giá vé tham khảo là 180k/ khứ hồi. Liên hệ :
Văn phòng giao dịch 1: Số 1 Vương Thừa Vũ, Q.Thanh Xuân, Hà Nội
ĐT: 043.565 4898 – Fax: 043.565 1997
Văn phòng giao dịch 2: 32 Nguyễn Công Trứ, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội
ĐT: 043.976 3999 – Fax: 043.821 5753
Văn phòng giao dịch 3: 124 Xuân Thủy, Q.Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 043.754 6593 – Fax: 043.754 9547

Hành trình leo núi

Dưới chân núi có một khu dịch vụ lớn cung cấp đầy đủ các dịch vụ như ăn uống, nghỉ ngơi, bãi đỗ xe. Từ đây nếu bạn đi bộ thì có thể dễ dàng thấy một dốc cao với bậc thang đi lên núi. Nếu đi cáp treo thì bạn phải đi xe điện hoặc tiết kiệm thì tự đi bộ vào khoảng 1,5km để tới Ga cáp treo.
Thời gian thăm Yên Tử phụ thuộc vào bạn đi cáp treo hay đi bộ leo núi. Nếu đi Cáp Treo bạn có thể đi trong 1 ngày, còn đi Bộ thì thường là đi 2 ngày. Hoặc kết hợp 1 chiều lên đi bộ và chiều xuống đi cáp treo, hoặc ngược lại.

Lịch trình du lịch Yên Tử

Đi Yên Tử trong ngày

Nếu đi trong ngày các bạn nên đi sớm từ Hà Nội, với khoảng cách khoảng 120km Hà Nội đi Yên Tử, mât khoảng 2,5 giờ đi ô tô. Bạn nên xuất phát từ HN lúc 5h30 hoặc 6h, đến chân núi và đi cáp treo lúc 8h30. Đi 2 lần cáp treo và đi bộ xen giữa các điểm cáp treo lên tới Chùa Đồng lúc trưa. Tại đây bạn có thể nghỉ ngơi ăn trưa với đồ ăn mang theo.
Thăm quan nghỉ ngơi, lễ bái và chụp ảnh xong bạn lại xuống núi, khoảng 15h bạn bắt đầu xuống. Về lại Hà Nội khoảng 19h30.
Đi 1 ngày thì nên đi sớm và đi Cáp treo, nên ăn tự túc để chủ động thời gian. Nếu bạn đi muộn thì có thể ăn trưa tại Hoa Yên, tuy nhiên sẽ về lại HN rất muộn.

Đi Yên Tử 2 ngày

Có nhiều phương án, bạn có thể kết hợp đi Yên Tử và Hạ Long trong 2 ngày 1 đêm. Ngày 1 xuất phát từ Hà Nội đi Hạ Long, chiều tham quan Hạ Long và ngủ lại tại Bãi Cháy hoặc Tuần Châu. Tối bạn có thể vui chơi, xem nhạc nước, biểu diễn cá Heo tại khu du lịch Tuần Châu.
Ngày 2 bạn nên đi sớm, vì dành cả ngày cho Yên Tử, đi cáp treo cả 2 chiều lên và về. Có thể mang đồ ăn trưa đi cùng, hoặc ăn trưa tại mấy quán ăn ở Hoa Yên. Chiều khoảng 16h xuất phát về lại Hà Nội.
Ngoài ra bạn có thể leo núi bằng đường bộ, sẽ khá mệt và bạn cần thời gian. Nên tới Yên Tử vào chiều ngày 1, leo lên Hoa Yên rồi nghỉ đêm tại đó. Sáng hôm sau leo sớm, và về trong ngày 2. Đi bộ 2 ngày thì sẽ đỡ mệt hơn nhiều vì có thời gian nghỉ đêm tại đó. Còn nếu đi bộ trong 1 ngày thì sẽ rất vất vả, và đau chân.

Một số lưu ý khi đi Yên Tử

  • Nên đi giày mềm, giày phù hợp cho việc đi bộ leo núi.
  • Quần áo thì tùy vào mùa. Nhưng tốt nhất là nên mang theo 1 hoặc 2 áo dự phòng, vì leo núi ra nhiều mồ hôi, nếu đi vào mùa lạnh thì cần thay áo, vì mặc áo ướt lại cảm lạnh. Mùa Lạnh thì vẫn phải mang áo ấm mặc ngoài, khi lạnh thì cởi ra mang theo, lúc đi cáp treo lạnh lại mặc vào.
  • Nếu đi vào dịp lễ Hội nên mua vé Cáp treo 2 chiều luôn nếu có dự định đi cáp Lượt về. Vì mùa Hội du khách đông, sẽ phải đợi mua vé cáp lượt về rất lâu.
  • Nên vãn cảnh chùa lúc lượt về đi xuống, sẽ thư thả và thoải mái, lúc đi lên mệt chả có thời gian mà ngắm ngía.
  • Không nên mua linh tinh dọc đường, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, thuốc v.v.v đều có bảo kê, mua bán hay bị bịp bợm và gian lận.
  • Những chỗ đông người như khu vực đợi cáp treo, chùa Đồng, phải cảnh giác ví tiền và đồ dùng cá nhân. Rất nhiều vụ móc ví đã xẩy ra.
  • Lưu ý giữ vệ sinh chung, dọc đường có nhiều thùng rác, bạn nên bỏ rác đúng nơi qui định.

Nguồn bài viết: Kinh nghiem Du lich Yen Tu

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Kinh nghiệm du lịch Hạ Long

Vịnh Hạ Long là một điểm du lịch bạn nên đi một lần trong đời. Bởi phong cảnh thiên nhiên được tạo hóa dựng nên một cách tự nhiên vô cùng tráng lệ. Thường thì bạn sẽ phải bỏ ra một khoản kinh phí kha khá để đi du lịch Hạ Long. Tuy nhiên với một số kinh nghiệm du lịch bụi Hạ Long của tôi, bạn có thể có được một chuyến Du lich Ha Long với một chi phí vừa phải. Cùng với các điểm đi như : một chuyến du thuyền quanh vịnh Hạ Long, leo núi Bài Thơ, đi mua bán ở chợ Hòn Gai, lang thang chợ đêm Hạ Long, ngắm cảnh Hạ Long từ cầu Bãi Cháy, vui chơi ở khu du lịch Tuần Châu.

Kinh nghiệm du lịch Hạ Long

Hạ Long cách Hà Nội khoảng 177km, bạn có thể ra bến xe Lương Yên, Mỹ Đình để bắt xe đi Hạ Long, có nhiều nhà xe và chạy liên tục trong ngày, xe chạy khoảng 4 tiếng, bạn có thể tham khảo một số nhà xe uy tín tại miền Bắc.
Nếu bạn chỉ du lịch tại Hạ Long bạn có thể đi trong 2 ngày. Sáng ngày 1 bắt xe đi Hạ Long, nên đi sớm chuyến đầu tiên khoảng 7h sáng. Khoảng 11h30 bạn đến ngã 3 rẽ vào Bãi Cháy bạn xuống xe và bắt xe ôm đi vào cảng du lịch Bãi Cháy. Ăn trưa tại một số nhà hàng ven cảng du lịch, giá cả không đắt đỏ lắm đâu, có menu để bạn chọn. Đầu giờ chiều ra bến cảng mua vé thắng cảnh và hỏi về tầu chạy thăm quan Vịnh. Bạn sẽ mua vé thắng cảnh riêng và thuê tầu riêng, vì là tầu chạy ghép nên sẽ có giá từ 100k – 150k/ người. Có thể hỏi nhân viênn bán vé hoặc một số Cò quanh đó, yên tâm là giá chung không ngại. Nếu bạn đi cùng nhóm hoặc gia đình thì nên thuê tầu riêng, giá tầm 1500k – 1700k / chuyến 4 tiếng – 6 tiếng (vào mùa du lịch từ tháng 5 – tháng 8 giá có thể cao hơn).
Có 2 loại vé thăm quan Vịnh Hạ Long trong ngày đó là vé 4 tiếng và vé 6 tiếng. Trong đó vé 4 tiếng đi thăm các điểm như Hang Thiên Cung, Đầu Gỗ, Hòn Gà Chọi, lượn lờ quanh Vịnh ở khoảng cách gần. Với loại 6 tiếng bạn sẽ đi : Hang Thiên Cung, Hòn Gà Chọi, bãi biển Titov, lượn lờ quanh Vịnh với khoảng cách xa hơn.
Nếu bạn không mệt sau chuyến xe khách từ Hà Nội xuống thì bạn nên đi leo núi Bài Thơ vào buổi chiều ngày thứ nhất, sáng sớm ngày thứ 2 ra đi thăm quan Vịnh với vé 6 tiếng (sẽ đi được nhiều hơn). Chiều ngày thứ 2 bắt xe khách về Hà Nội. Núi Bài Thơ là một ngọn núi nằm bên khu vực Hòn Gai, ngay sát bờ biển gần cầu Bãi Cháy. Từ trên đỉnh núi bạn có thể nhìn toàn cảnh thành phố Hạ Long và một phần của Vịnh Hạ Long. Điểm du lịch này khách du lịch, chưa đưa vào các tour du lịch nhiều.
Nếu bạn là sinh viên, muốn đi Hạ Long với chi phí cực rẻ: các bạn nên nghỉ đêm tại nhà trọ gần khu vực chùa Long Tiên ( xung quanh chùa có mấy nhà nghỉ rẻ, giá tầm 150k / đêm / 2 người ở. Lưu ý là chất lượng nhà trọ thôi nhé). Khi đi xe khách đến Hạ Long cứ bảo cho xuống ngã tư Long Toong, từ ngã 4 này vào chùa Long Tiên khoảng 15k xe ôm. Ăn uống gần chùa Long Tiên bạn có thể ra sân đối diện rạp chiếu phim, ở đó có 2 hàng cơm bụi ăn rất ngon. Nếu ở bên Hòn Gai, thì bạn nên leo núi Bài Thơ, ngay gần chùa Long Tiên luôn. Ở bên này có 1 điều bất tiện là khi sang khu du lịch Bãi Cháy bạn sẽ phải đi xe buýt qua cầu Bãi Cháy (giá vé 10k / lượt), đi lòng vòng hết khoảng 15 – 20 phút.
Ngoài ra những nhà trọ gần chùa Long Tiên này cũng rất thuận tiện cho các bạn đi Quan Lạn. Vì từ chùa Long Tiên ra cảng Hòn Gai có 400m, đây là cảng có thuyền đi đảo Quan Lạn, nếu bạn đến Hạ Long có thể nghỉ 1 đêm tại nhà trọ khu vực này, sáng hôm sau đi thuyền ra đảo Quan Lạn.

Tour Hạ Long 2 ngày 1 đêm ngủ trên Vịnh hạ Long

Với những chuyến đi Hạ Long 2 ngày 1 đêm ngủ tầu bạn có thể có nhiều hoạt động hơn, và đặc biệt có được một giấc ngủ trên Vịnh. Tour ngủ Vịnh đa số vẫn là khách nước ngoài, khách trong nước thường chọn ngủ Khách sạn (đa phần lo về chất lượng dịch vụ trên tầu không đáp ứng tốt, hoặc mức độ an toàn còn kém). Nhưng nguyên nhân chính mà Tôi Đi nghĩ đó là do Giá Tour Ngủ Tầu còn quá cao, còn dịch vụ và mức độ an toàn đều đạt yêu cầu thì Ban Quản Lý mới cấp phép cho hoạt động. Giá tour này thường giao động từ 75$ – 110/đêm với các Tầu 3 sao, các loại tầu 4 hay 5 sao còn cao hơn nữa (từ 170$-400$/đêm). Vậy các bạn sẽ tự hỏi nên chọn loại Tầu nào? Điều này phụ thuộc vào túi tiền và yêu cầu của các bạn.

Chương trình chung tour 2 ngày 1 đêm ngủ tầu Hạ Long này là:

Ngày 1: Đi từ Hà Nội – hạ Long khoảng 4 tiếng, đến Hạ Long tầm 12h30. Bạn lên tầu và ra thăm quan Vịnh Hạ Long luôn. Trên đường đi bạn sẽ ăn trưa trên tàu. Tầm 2h bạn đi thăm bãi Biển Titov hoặc động Sửng Sốt, cuối ngày bạn sẽ đi chèo Kayak (hoặc Kayak vào sáng sớm hôm ngày 2).
Ngày 2: Chèo kayak, ăn sáng, thuyền sẽ đưa bạn về lại Cảng theo đường khác (qua hòn Gà Chọi). Ăn trưa trên tàu hoặc ăn trưa tại nhà hàng ở Bãi Cháy. Chiều đi xe về lại Hà Nội.
Về các điểm chèo Kayak thì có rất nhiều điểm, tùy theo các công ty họ khai thác. Với các tour 3 ngày Hạ Long thường kết hợp đi Cát Bà luôn vào ngày 2,ngày 3 về lại Hạ Long – Hà Nội.

Nhà nghỉ và khách sạn tại Hạ Long

Hạ Long được phân ra làm 2 khu : Hòn Gai và Bãi Cháy, được nối với nhau bởi cây cầu Bãi Cháy. Khu du lịch chính là Bãi Cháy, với bờ biển chạy dài và các cảng du lịch. Khu Hòn Gai là khu trung tâm hành chính. Bạn nên ở khu Bãi Cháy cho thuận tiện đi lại và ăn uống. Các nhà nghỉ và khách sạn tập trung chủ yếu ở khu phố Vườn Đào, giá phòng thì cũng giao động từ 250k – 350k / phòng đêm, vào mùa hè sẽ đắt hơn. Quanh khu vực này cũng nhiều nhà hàng ăn uống, bạn có thể chọn một số quán ăn nhỏ ở gần khu ngã ba Bưu Điện, giá hợp lý và ngon. Đừng quên món ăn đặc sản Chả Mực nhé.
Nguồn: Toidi.net - Kinh nghiệm du lịch Hạ Long
Nếu bạn cần tư vấn du lịch Hạ Long bạn hãy liên hệ với Andy nhé

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Một ngày bình yên ở Cực Đông

Khi những tia nắng bình minh bắt đầu thức giấc chiếu vào đất liền ở vùng cực Đông Tổ quốc, có một kẻ đơn độc đang đón nhận hơi ấm và những làn gió mát từ biển cả sớm nhất so với mọi người. Lắng nghe tiếng sóng rì rào cất lên bài ca gần như bất tận của biển khơi… và ngắm nhìn màu vàng rực rỡ của ánh mặt trời buổi sáng lung linh chiếu vào từng phiến đá mẹ thật huyền ảo … Hắn tự hỏi cuộc đời sao mà có những giây phút lãng mạn đến thế






Một số kinh nghiệm đi Nha Trang


Một mình hắn vượt qua những dải cát trắng trải dài theo bãi biển gần như bất tận. Cảm nhận những cơn gió thổi vào từ biển mang theo làn hơi nước mặn chát hòa vào cùng những hạt cát nhỏ li ti như trêu đùa với giọt mồ hôi đặc quánh. Cơ thể hắn đang phải gống mình dưới cái nắng nhưng rang, gió như phang để lê bước đi tìm những khoảnh khắc đẹp trong đời …





Và tìm đến ngôi nhà nhỏ của vợ chồng Robinson đang sinh sống ở đây như trêu đùa và thách thức thiên nhiên khắc nghiệt nơi này. Để ngắm nhìn ánh hoàng hôn buông xuống, trải dài, nhuộm tím cả mặt biển. Mặc cho những cơn sóng nhẹ lăn tăn cứ mãi vỗ bờ không ngừng nghỉ, hắn củng hòa mình vào tiếng sóng nghêu ngao bài hát của kẻ lữ hành cô độc chốn nhân gian và bất chợt hắn nhận ra rằng bà mẹ thiên nhiên hiền hòa luôn vỗ về hắn quên đi những cám dỗ đời thường nơi phồn hoa phố thị để phần người thêm một chút và bớt đi một ít phần con …



 
Nguồn: phuot.vn

Mai Châu Mộc Châu những con đường mờ sương

Đây là chuyến hành trình của các cô gái phương Nam đến với vùng rừng núi phương Bắc. Sự nhạy cảm, tinh tế của người con gái cùng tính cách phóng khoáng của người phương Nam khiến cảm nhận về cuộc hành trình này của các bạn thật chi tiết, hóm hỉnh, rất duyên, và rất con gái.

Mời các bạn chiêm ngưỡng Mai Châu - Mộc Châu dưới góc nhìn của các cô gái này. Cuộc du hành bắt đầu từ Hà Nội, vào một buổi sáng sớm...





Sáng sớm, Hà Nội thanh bình và cổ kính trong làn sương mai. Một chỏ xôi bên đường đắt khách, những người đi tập thể dục buổi sáng tụ tập mua quà ăn sáng cho bọn trẻ con (Hahuta nói vậy). Những ngôi chợ ven đường bắt đầu bày hàng, thưa thớt đã có người xách giỏ đi chợ, trả giá, mua hàng, xách giỏ về...

Ra khỏi trung tâm, chúng tôi chạy thẳng lên Hòa Bình, trời sớm se se lạnh.

Dọc đường lên Hòa Bình, chốc chốc lại vụt qua 1 chiếc xe nhà Phượt, 1 đoàn xe nhà Phượt....
Kinh nghiệm du lịch Mai Châu

Đoàn nào vậy ta?

9h sáng, chúng tôi đến Hòa Bình. Dừng chân tại hàng chè bên đường gọi 1 ấm chè nóng, xuýt xoa vì cái lạnh. Hàng nước chè của một bà lão. Quầy bé bé, bên cạnh cái lò than đỏ lửa. Vài ba ông lão ngồi uống chè và bàn tán chuyện gì đấy. Thấy không khí thật là đặc trưng của miền Bắc!!! Lúc ấy, thèm 1 ly cafe sữa nóng, nhưng không có. Hàng nước, chỉ bán nước, không bán cafe. Ừm, ở Sài Gòn, quán nào cũng có cafe. Ở Hà Nội, hàng nào cũng có nước chè. Khác nhau như vậy đấy!


Tham khảo bài viết : Kinh nghiệm du lịch Mộc Châu - Du lịch Mai Châu

Đi qua cầu Trắng, dọc theo quốc lộ 6, chúng tôi lên Cao Phong. Vụt qua khúc đường xấu xấu dưới chân cầu một chút... hoét... 2 anh CSGT miền Bắc chạy ra chận hết đường, thế là chúng tôi phải tấp vào lề. Biên bản phạt được viết: 86km/h trên giới hạn 40 km/h.

Đứng chờ viết giấy phạt, tôi thấy từng đoàn Phượt chạy qua, có bạn bị giữ lại phải tấp vào lề, có bạn bị thổi, nhưng lách qua và chạy thoát. Taxi cũng bị thổi...

Để lại bằng lái, giữ giấy phạt, chúng tôi lại lên đường. Một chốc sau thấy 1 đoàn Phượt dừng chờ đoàn. Một chốc sau lại thấy 1 nhóm CSGT khác. Một chốc sau nữa là 1 anh bồ câu đang giữ lại cái xe lúc nãy vừa lách thoát trạm phía dưới. À à, CSGT lồng lộng, tuy thưa người, nhưng khó thoát.

Mai Châu - thảnh thơi ngắm "núi tuyết" ăn ngô nóng hay đi qua những con đường mờ sương?

Một xe, một xế, một ôm và hai cái balo phóng vèo trên đường quốc lộ, đi qua cả một khoảng núi non trùng trùng, điệp điệp nhấp nhô như sống lưng uốn lượn của một con rồng bằng đá khổng lồ. Dọc đường tôi thấy người ta bán cam, bán bắp (ngô) và hình như là cả những trái banh ...golf đủ màu (?).

Cả 1 khoảng không gian rộng lớn nằm dưới chân những ngọn đồi xanh cây, bạc đá là 1 sân golf khổng lồ: Phoenix Golf resort.... Tôi thấy tiếc!!! Và tiếc hơn nữa là hình như cái sân golf này của anh láng giềng thì phải?

Chậc, núi ở đây có tên lạ thật!!! Và, cũng chi tiết thật, vì chiều đi, chiều về, chiều nào cũng có 1 tấm biển.

Chạy mải miết theo đúng nghĩa cắm đầu mà chạy, đi qua bạt ngàn núi rừng. Trời bắt đầu lạnh hơn, gió rít qua tai, và những con đường cứ trôi qua, trôi qua... Rồi, chúng tôi chìm vào 1 con đường mờ sương. Tầm nhìn bắt đầu hạn chế, 20m, 10m, rồi còn 5m...

Kinh nghiệm du lịch Mộc Châu
Hahuta giảm tốc độ theo độ dày đặc của sương mù.... Từng con dốc uốn lượn, từng chiếc ô tô ngược chiều vụt qua... Rồi đâu đó trên đường có cả 1 chú 4 bánh leo lươn, ngã nghiêng....

Vượt qua con đường sương trắng xóa, nhiệt độ bắt đầu giảm. Các ngón tay tôi lạnh cóng và dính lại, cảm giác như đặt tay ướt vào trong ngăn đá tủ lạnh, rồi thấy những tinh thể kết lại....

Cái lạnh buốt kéo đến bất ngờ!!! Giữa đường là sương mờ, là khói tỏa. Cảnh vật cứ bàng bạc một màu xám trắng đặc quẹo. Sương đọng thành nước kéo dài suốt con đường, không có cảm giác nước quất vào mặt như khi đi trong 1 cơn mưa, nhưng áo, trên tóc, trên chiếc balo đeo phía trước Hahuta nước đã đọng lại ướt đẫm.



Hahuta vẫn kéo ga. Xe trườn qua những con dốc, đứng trước vách, rồi lách đầu nhẹ nhàng lướt.

Chúng tôi cứ như vậy mà đi!!!

Qua nhiều ngã ba, đến 1 ngã ba lên sườn dốc, chúng tôi hỏi đường 1 chị người dân tộc. Chị ấy bảo: 25km nữa. Vậy là đi tiếp.

Đi chừng 1 chốc nữa, giữa triền dốc đã hiện ra tấm bảng:

MAI CHÂU KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH!!!
Nguon: Phuot.vn