Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Cẩm nang Du lịch Singapore


Singapore luôn là điểm đến khá thường xuyên với một số bạn ưa thích du lịch. Bởi đây là đất nước có ngành du lịch khá phát triển có qui mô, hiện đại, đáp ứng được nhiều sở thích của giới trẻ. Từ một mảnh đất nhỏ bé, không nhiều tài nguyên, nhưng đất nước Singapore đã biết biến những điều không thể thành có thể. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp một số Cẩm Nang Du lịch Singapore, sẽ không phải là đầy đủ nhưng sẽ mang tới những Fact Information cho các bạn đang có dự định đi Singapore.

Cẩm nang Du lịch Singapore

Tiền tệ và thanh toán ở Singapore?


Singapore là một thiên đường mua sắm, do vậy ở đây áp dụng tất cả các loại hình thanh toán. Nhưng sẽ tiện và phù hợp với khách du lịch Việt Nam là thanh toán bằng :
  • Thẻ tín dụng (Visa hoặc Master Card) / phí thanh toán từ 3-5%
  • Tiền mặt Singapore SGD / phí thanh toán ko có nhưng đã bị tính tỉ giá khi đổi tiền
Nên đổi tiền Singapore ở Việt Nam trước khi đi. Nếu bạn ở Sài Gòn thì có thể đổi tại các điểm đổi tiền tốt ở các quầy đổi tiền trên đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ hoặc khu Bùi Viện, Phạm Ngũ Lão (nếu bạn đang ở TP HCM). Nếu ở Hà Nội thì bạn ra đường Hà Trung, các quầy không chênh nhau nhiều.

Đi Singapore cần mang theo gì?

Singapore khá nóng do nằm trong vùng khí hậu xích đạo. Do đó việc ăn mặc sẽ cần phải thoáng mát. Một số vật dụng cá nhân cần mang theo
  • Mũ, nón: mũ lưỡi chai hoặc mũ rộng vành với nữ.
  • Quạt cầm tay, quạt giấy. Ra đường nóng dữ dội, mang theo phe phẩy khi ở ngoài trời khi không có gió nhân tạo.
  • Khăn ướt, khăn khô.
  • Nước uống, có thể mang theo các chai nhỏ cho dễ dùng. Nóng à Khát mà!
  • Giày thể thao bệt: đa số đi các nước phát triển thì sẽ phải đi phương tiện công cộng nhiều, bạn cần phải có 1 đôi giày tốt.
  • Áo mưa ni-lông / hoặc Ô nhỏ: vì nằm trong khí hậu xích đạo, mưa có thể tới bất cứ khi nào, chuẩn bị có thì vẫn hơn, đỡ tốn tiền mua “áo mưa nước ngoài” giá cao.
  • Tiền lẻ: các tiền $1 – $2 – $5 – $10 và xu lẻ nên có sẵn trong túi. Bạn sẽ dùng trong nhiều trường hợp đấy, ví dụ như đi MRT, mua bán đồ ăn v.v.v
  • Ở cắm điện 3 chấu: Ổ cắm điện tại Singapore đều là 3 chấu vuông. Sẽ quan trọng nếu như không có điện sạc Pin điện thoại hay máy ảnh.
  • Ổ cắm chia: dự phòng 1 ổ cắm chia 3, chia 4 hoặc nhiều hơn nếu bạn đi theo nhóm. Số lượng ổ chia tăng theo tỉ lệ số lượng điện thoại, máy ảnh v.v.v

Lưu ý về xuất nhập cảnh và đi máy bay

Lưu ý Xuất cảnh

  • Có mặt tại sân bay làm thủ tục check-in trước 2 giờ
  • Lưu ý về hành lý xách tay và kg được mang theo, qui định tùy theo hãng bay và giá vé.
  • Không mang quá 7.000 usd từ Vietnam và 2000 SDG khi xuất cảnh Sing
  • Không mang theo các vật dụng nhọn bằng kim loại như dao, kéo, dĩa, thìa. Tránh mua về Việt Nam những mạt hàng tương tự hoặc đồ chơi bạo lực cho trẻ em.
  • Không mang nước hay chất lỏng khi lên máy bay.

Lưu ý nhập cảnh

  • Nên chuẩn bị trước tất cả giấy tờ cần thiết: Hộ chiếu, vé máy bay khứ hồi (tờ giấy in từ email), thông tin phòng khách sạn
  • Tờ khai nhập cảnh: ghi rõ là cư trú bao lâu tại Singapore, và ở khách sạn nào, hải quan sẽ hỏi rất kĩ vấn đề này
  • Người đầu tiên cung cấp hết thông tin cần thiết và thông báo nhóm đi gồm những ai (hải quan sẽ xem xét từng người)
  • Cứ tự tin trả lời những gì hải quan hỏi
  • Sau khi làm xong thủ tục nhập cảnh. Bạn nên tranh thủ tìm kiếm các thông tin ở các quầy có biển “Information”. Lựa những bản đồ và thông tin khuyến mãi cần thiết.
  • Nên mua quà cáp ở Changi vào ngày cuối, hàng hóa đều miễn thuế.

Các số điện thoại cần thiết

  • Đại sứ quán Việt Nam – Vietnam Embassy  +656 462 5938
  • Cứu hoả/ xe cứu thương – Fire/Ambulance   +65 995
  • Cảnh sát  – Police   +65 999
  • Cấp cứu tại nạn – 24-hour Emergency Road Service  +656 748 9911
  • Hãng taxi City Cab  +656 552 2222
  • Hãng taixi NTUC Comfort  +656 552 1111
  • Hãng taxi TIBS   +656 481 1211

Xem thêm Những Lưu ý Quan trọng khi đi SIngapore tại bài viết : Cam nang Du lich Singapore

 

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Du lịch làng Gốm Bát Tràng

du lich Bat trang 2
Làng Gốm Bát Tràng nằm ven Sông Hồng thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Bát Tràng có nghĩa là Cái Sân Lớn, là mảnh đất dành cho chuyên môn. Tên Bát Tràng được hình thành từ thời Lê, đó là sự hội nhập giữa 5 dòng họ gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát xứ Thanh với dòng họ Nguyễn ở đất Minh Tràng. Năm dòng họ lớn gồm các họ Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã nhóm họp và quyết định đưa một số nghệ nhân, thợ gốm và gia đình con cháu dời làng di cư về phía kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp. Họ dừng chân tại vùng 72 gò đất trắng làng Minh Tràng. Ngày nay làng Gốm Bát Tràng chuyên sản xuất các Gốm Sứ với nhiều công năng khác nhau từ: đồ dùng sinh hoạt, đồ thờ cúng, sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ, v.v.v. Tại đây các dòng họ vẫn giữ được chất nghề do cha ông truyền lại, khiến các sản phẩm đều có nét đặt trưng và tinh xảo riêng. Sản phẩm Gốm Sứ cũng từ đó được iết đến xa gần, xuất khẩu đi nhiều nơi trên thế giới.
Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm đi Du lịch Làng Gốm Bát Tràng từ thực tế, chắc chắn bài viết sẽ giúp ích rất nhiều cho kế hoạch đi chơi Quanh Hà Nội của các bạn.

Đi đến Làng Gốm Bát Tràng như thế nào?

    • Xe bus: có lẽ là tiện nhất và rẻ nhất. Từ các điểm trong thành phố Hà Nội bạn đi xe bus ra bến trung chuyển Long Biên, sau đó bắt xe 47 đi Bát Tràng. Lên xe và ngồi ung dung cho tới làng gốm.
    • Xe máy hoặc phương tiện cá nhân khác: bạn qua cầu Chương Dương hoặc cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì sau đó rẽ phải đi men theo đê Sông Hồng, khi nào gặp biển báo làng gốm Bát Tràng thì là tới. Rất dễ đi.
    • Đường Sông: cuối tuần đều có chuyến du lịch Sông Hồng bằng đường sông đi qua làng Gốm Bát Tràng, đền Chử Đồng Tử. Giá tour này khoảng 350k – 400k / khách. Bạn hỏi rõ lịch trình xem có đi qua Bát Tràng không nhé.

xe bus di Bat Trang

Ăn gì ở Bát Tràng

Gần khu chợ Gốm Sứ có khá nhiều hàng quán, bạn có thể thưởng thức món Bún Chả ở đây cũng khá ngon, ngoài ra cũng có nhiều món ăn khác như Bánh tẻ thơm 6000 đ / cặp, Bánh Sắn 5000 đ / chiếc

Du lịch làng Gốm Bát Tràng

Nếu đi xe bus thì bạn sẽ đi bộ từ đầu làng, đi qua các nhà bán Gốm Sứ, đi sâu vào trong làng thì tới khu chợ Gốm. Nếu đi xe máy thì bạn phi thẳng vào chợ Gốm, sau đó vào 1 nhà có dịch vụ nặn Gốm, bạn chơi ở đó, sau khi nặn gốm xong thì sẽ phải đợi để sấy khô. Trong thời gian đó bạn cứ để xe đó, xin gửi nhờ, rồi đi loanh quanh thăm quan làng và chợ.
Ngoài đi bộ loanh quanh trong làng thì bạn có thể lựa chọn hình thức đi xe trâu, giá khoảng 150k – 200k / xe chở được khoảng 10 người. Thường thì cái này khách nước ngoài đi nhiều. Hiện nay ít khách đi không biết có còn dịch vụ này không nữa. Xe Trâu sẽ đưa du khách đi xung quanh làng.

Chơi Nặn gốm

Có khá nhiều gia đình cung cấp dịch vụ này. Đây là cách bạn chơi và tìm hiểu cách thức và công đoạn làm Gốm. Cách chơi khá đơn giản: chủ nhà đưa cho bạn 1 cục đất to đùng, hơi ẩm 1 chút, cung cấp cho bạn 1 bàn xoay, tiếp đến bạn đặt cục đất giữa bàn xoay và thỏa thích tạo hình cho cục đất đó. Đa số các bạn sẽ làm cốc, làm bát, làm những đồ dùng thường ngày hình tròn. Nếu bạn khéo tay thì có thể nặn hình thù các con vật. Sau khi nặn xong, bạn chuyển sang công đoạn hong khô sản phẩm, mất khoảng 30 phút, trong thời gian này bạn có thể đi chơi hoặc ăn trưa. Kế tiếp bạn tới công đoạn tô vẽ, trang trí cho sản phẩm. Và cuối cùng người thợ sẽ sơn phủ bóng bên ngoài để giữ cho sản phầm được bền hơn với thời gian. Chi phí cho mỗi sản phầm khoảng 30.000 đ – 50.000 đ.
kinh nghiem du lich bat trang

Chợ Bát Tràng

Chợ có bán đầy đủ nhiều loại mặt hàng, chia thành các gian hàng nhỏ bày bán đủ loại mặt hàng thủ công mỹ nghệ liên quan đến gốm sứ, từ những gian hàng bát đĩa cao cấp, đồ trang trí mĩ nghệ đẹp mắt cho đến mặt hàng đồ thờ cúng, tiểu cảnh non bộ cho đến những món đồ lưu niệm, cốc chén và các món bát đĩa bình dân. Các bạn nếu có nhu cầu mua sắm thì nên vào chợ, không nên mua ở ngoài, giá cả có thể đắt hơn 1 chút.

Gia đình làm Gốm Sứ

Có khá nhiều gia đình làm gốm sứ dọc đường từ đầu làng vào tới tận trong chợ. Bạn có thể ngó nghiêng và vào 1 trong số đó. Khi thăm quan các gia đình này bạn có thể hỏi họ thêm về qui trình làm Gốm, lịch sử hình thành, hoặc đơn giản chỉ xem họ làm thôi.

Đình làng Gốm Bát Tràng

Đình làng nằm ngay cạnh bến sông (Sông Hồng), nơi các du khách đi Bát Tràng theo tuyến đường sông sẽ dừng ở đây và đi bộ vào làng. Từ khu chợ bạn hỏi đường ra Đình Làng người dân sẽ chỉ cho bạn.

Resort Minh Hải

Trước khi mới khai trương thì đây cũng có thể coi là 1 điểm vui chơi cuối tuần cho trẻ em và học sinh. Tuy nhiên mấy năm trở lại đây thì dịch vụ và cơ sở đi xuống rồi nên đa số du khách ít vào đây. Nếu bạn đi đoàn lớn, cần có chỗ ăn trưa đàng hoàng, sạch sẽ, thì có thể liên hệ đặt ăn ở đây. Ít ra vẫn còn có khung cảnh và nhà hàng rộng rãi tiếp đón du khách.
lang gom bat trang

Nhà Vạn Vân

Nhà Vạn Vân nằm cuối làng, với mái phủ kín cây xanh. Trong nhà trưng bày hơn 400 món đồ gốm sứ cổ từ thế kỷ 15 đến 19. Nhà Vạn Vân do anh Trần Ngọc Lâm, hội viên Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt Nam, xây dựng vào năm 2002. “Vạn Vân có ý nghĩa là những áng mây lành hội tụ. Nơi đây lưu giữ sản phẩm của các làng nghề, nhiều nhất là gốm sứ Bát Tràng

Lịch trình tham khảo đi Bát Tràng

8h00: các bạn tập trung xuất phát đi Bát Tràng bằng xe máy, hoặc đi xe bus tới điểm trung chuyển Long Biên, bắt xe 47 đi Bát Tràng.
9h15: tới Bát Tràng, nếu đi xe bus thì các bạn xuống xe và đi bộ vào làng, đi qua chợ, bạn tới thăm Đình Làng Bát Tràng trước, sau đó vào lại làng, thăm quan các gia đình làm Gốm, tìm hiểu qui trình sản xuất Gốm.
10h30: các bạn tới khu vực quanh Chợ Gốm, vào 1 nhà nào đó có dịch vụ nặn gốm và chơi ở đây. Khi đợi hong khô sản phẩm thì đi ăn trưa.
12h30: ăn trưa xong, về tô vẽ cho sản phẩm.
13h00: thăm chợ và mua đồ về làm quà.
14h00: là có thể kết thúc chương trình.

Lưu ý khi đi Bát Tràng

  • Mua sắm trong chợ bạn nên mặc cả, cũng như đi chợ thôi. Kiểm tra hàng trước khi ra khỏi shop, vì có thể có lẫn hàng lỗi, hàng kém chất lượng.
  • Đi lại trong chợ nên cẩn thận, vì chủ hàng bày biện khá nhiều, đồ gốm sứ thì dễ vợ, vô ý làm vỡ lại bị đền tiền.
  • Nếu mua các đồ lớn, cồng kềnh bạn nên nhờ chủ shop chuyển hàng về tận nhà, tránh tình trạng đồ bị vỡ, hỏng hóc trong công đoạn vận chuyển
  • Nếu có dự định đi mua đồ thì nên mua sau cùng để đỡ phải cầm, vướng, đi chơi các điểm.

Xem thêm: Kinh nghiệm Du lịch Làng Gốm Bát Tràng

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

Kinh nghiệm Du lịch Buôn Mê Thuột

du lich buon me thuot

Đak Lak là một tỉnh nằm ở trung tâm khu vực Tây Nguyên nước ta với thành phố lớn nhất tỉnh là Buôn Mê Thuột, cách Hà Nội 1410km và cách thành phố Hồ Chí Minh 350km. Đak Lak được coi là một trong những cái nôi nuôi dưỡng Văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên – di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận. Vì vậy có thể nói du lịch Đak Lak – Buôn Mê Thuột gắn liền với văn hóa của các dân tộc thiểu số nơi đây. Đây cũng là tỉnh có diện tích trồng cà phê và sản lượng xuất khẩu cà phê lớn nhất trên cả nước nên khi đến với khu vực này các bạn cũng không thể bỏ qua việc thưởng thức đặc sản cafe ngay tại nơi trồng và sản xuất ra nó. Bài viết dưới đây chia sẻ một vài thông tin và Kinh nghiệm khi đi du lich Buon Me Thuot và Đak Lak, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm nhiều lựa chọn cho chuyến đi của mình.

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

Kinh nghiệm Du lịch Sihanoukville Campuchia

Du lich Sihanoukville
Bãi biển Sihanoukville nằm cách cửa khẩu Xà Xía của Hà Tiên khoảng 150km. Nơi đây được mệnh danh là khu du lịch biên đẹp nhất của Campuchia. Bạn sẽ có nhiều lựa chọn vui chơi, ăn uống, cũng như trải nghiệm tại đây. Hơn nữa việc đi lại từ Hà Tiên qua đây hoặc từ Phnom Penh tới đều thuận lợi dễ dàng. Biển ở đây được đánh giá tốt với những dòng nước xanh, bãi cát trắng, cũng gần tương đương với Phú Quốc. Sihanoukville xứng đáng là điểm du lịch biển đẹp nhất của Campuchia. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn cách đi du lich Sihanoukville một cách chi tiết. Ngoài ra bạn cũng đừng quên tham khảo bài viết về kinh nghiệm đi đảo Koh Rong Samloem, đọc cả 2 bài để có đầy đủ thông tin cho một chuyến đi Sihanoukville.
Thành phố biển Sihanoukville có đường bờ biển với nhiều bãi tắm trải dài khoảng 20km. Các bãi tắm đa dạng và phù hợp với nhiều sở thích khác nhau. Trong đó phải kể đến bãi tắm Occheuteal và bãi tắm Serendipity nằm ở khu vực trung tâm, đây là nơi này tập trung rất nhiều nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, quán bar, rạp chiếu phim, cửa hàng quần áo thời trang, các đại lý du lịch. Khu phố Tây sôi động về đêm và những quán ăn bày bán BBQ chạy dọc ven biển.

Đi Sihanoukville như thế nào

Từ tp Hồ Chí minh đi – Phnom Penh – Sihanoukville

Có nhiều hãng xe như Mai Linh, Kumho Busline, Khải Nam, Sapaco. Tuy nhiên bạn nên chọn đi 2 hãng sau, vì sau khi tới bến ở Phnom Penh bạn có thể mua tiếp vé đi Sihanoukville, đó là hãng:
Nếu bạn muốn đi Phnom Penh bằng xe đêm, bạn có thể liên hệ với nhà xe Vica Thai (01694999905). Chuyến xe sẽ khởi hành ở Phạm Ngũ Lão bắt đầu từ 00h30, đến cửa khẩu Mộc Bài khoảng 3h sáng, nằm chờ ở cửa khẩu (xe vẫn chạy máy lạnh cho hành khách ngủ), 6h bắt đầu làm thủ tục hải quan, giá vé là 10$ cho đoạn từ Sài Gòn đi Phnom Penh. Xe sẽ đổ khách ở khu chợ cũ.

Hướng dẫn đi Phnom Penh Sihnoukville của bạn Sonpn

Đi xe Hồ Chí Minh – Phnom Penh nhà xe Phon Linh: 030-032 Lô E, Chung Cư Hùng Vương, Đường Tản Đà (Gần BV DHYD), Q5 SDT: 0918328252. Nhà xe này được nhiều người Việt Nam làm việc tại Phnom Penh lựa chọn để di chuyển vì những lý do sau:
  • Xe có 3 chuyến 5h00, 9h00, 14h00: các bạn có thể chọn chuyến 5h00 để đến Phnom Penh lúc 10h30 để có thời gian thảnh thơi đón xe đi Sihanoukvile.
  • Xe chạy nhanh không dừng tại biên giới để ăn cơm (tiết kiệm được 30′) và phát cơm miễn phí cho mọi người (đỡ tốn tiền ăn sáng).

Phượt sihanoukville

Hà Tiên đi Sihanoukville, cửa khẩu Xà Xía

Các bạn nên đi xe giường nằm từ tp Hồ Chí Minh. tốt nhất là 2 hãng xe Kumho, số ĐT đặt vé: 08.3752 7878, giá vé 180k; và hãng xe Phương Trang, số ĐT đặt vé: 08.38 309 309, giá vé 180k. Lễ tết giá vé của 2 hãng này có thể lên tới 230k – 260k. Cả 2 hãng này đều xuất phát đi từ bến xe miền Tây. Nên đi xe Kumho vì khi đến Hà Tiên có xe trung chuyển đưa khách đến tận cửa khẩu Xà Xía miễn phí đở phải tốn tiền đi taxi, Phương Trang hiện tại chưa có xe trung chuyển.
Sau khi làm thủ tục hải quan, bạn bắt tiếp xe từ cửa khẩu Prek Chak đi ngang qua Kep – Kampot để đến Sihanoukville. Tại cửa khẩu Prek Chak sẽ khó có xe chất lượng cao, thậm chí không có xe chất lượng thấp nếu bạn đến trễ. Giá bus từ biên giới đến SihanoukVille khoảng 7$-10$ tùy bạn trả giá. Trường hợp hết xe, bạn bắt xe ôm đến Kampong Trach (2-3$, cách cửa khẩu 14km), từ đó bắt tiếp xe đi Sihanoukville (5-7$).
Nếu bạn đi nhóm đông thì có thể thuê xe riêng 4 chỗ hoặc 7 chỗ, giá cả tùy bạn mặc cả. Xe riêng 4 chỗ từ cửa khẩu đi Sihanoukville giá khoảng từ 50$ – 80$.
Một cách khác: Bao xe ôm chở thẳng qua Kep – Kampot chơi luôn. Giá khoảng 400k/người đã bao luôn hôm sau qua chở về, giá 1 chiều bạn check lại. Liên anh Thanh xe ôm 0919113246.

Thuê xe máy đi Sihanoukville từ Hà Tiên

Thường thì các chủ xe sẽ không cho thuê xe máy đi sang Campuchia, tuy nhiên khi thuê bạn đừng nói là mang xe qua Cam mà chỉ nói thuê đi lòng vòng Hà Tiên. Có thể hỏi thuê xe máy ở bến xe hoặc liên hệ Chú Phát : 0919 364 632, nhà chú gần bến xe Hà Tiên.

Du lịch Sihanoukville

Ngoài các bãi biển ở Sihanoukville bạn cũng không thể bỏ qua các hòn đảo xinh đẹp nơi đây. Sẽ có khá nhiều đảo, trong đó lớn nhất và nổi tiếng nhất là Koh Rong và Koh Rong Samloem. Cả 2 đều giống nhau với biển xanh cát trắng nhưng Koh Rong Samloem có phần hoang sơ hơn.
Để đến Koh Rong Samloem, bạn có thể mua vé Party Boat ngay cầu tàu Serendipity (nên mua trước 1 ngày hoặc đặt qua thebeachresort.asia. Giá vé là 25$, bao gồm đón tại khách sạn, tàu đi và về, ăn sáng với bánh ngọt, ăn trưa, bia và nước ngọt miễn phí, snorkeling (lặn với ống thở). Nếu bạn ngủ lại trên đảo sẽ được giảm còn 20$.
Tàu xuất phát lúc 9h30 (đón tại khách sạn sớm hơn), sau đó sẽ dừng lại trên biển khoảng 40 phút để khách chơi snorkeling, ai không thích có thể ở lại trên thuyền. Cập bến Koh Rong Samloem lúc 1h chiều. Tàu đi ra đảo không giống như Party Boat quảng cáo, nhỏ hơn và không đẹp bằng. Chỉ có lượt về mới là tàu lớn, 3 tầng. Tàu khởi hành từ đảo về đất liền lúc 3h30. Bạn có thể ở lại trên đảo bao nhiêu ngày tuỳ thích (nhớ giữ lại cuống vé cho lượt về).
Koh Rong Samloem có 2 bãi (tạm gọi là bãi trước và bãi sau). Bãi trước (Saracen Bay) có nhiều khách sạn, resort hơn, là nơi đón bình minh. Nên ở bãi trước.
The Beach Island Resort: chung chủ với tàu Party Boat. Giá phòng dorm là 12$/người, bungalow share nhà tắm là 25$, nhà tắm riêng là 30$. Vào các ngày rằm, có tổ chức Full Moon Party, nên canh đúng ngày này để đi.
Atamans Bungalows: nổi tiếng với căn Tree House duy nhất, giá 35$ (cao điểm lên đến 45$). Các bungalow khác giá từ 25$.
Trên đảo không có quá nhiều hoạt động, chủ yếu thích hợp để nghỉ dưỡng. Có thể book tour đi lặn (diving) hoặc thuê thuyền của ngư dân đi các đảo nhỏ xung quanh. Đảo khá rộng vì không có phương tiện di chuyển nào khác ngoài chân.
Đi bộ xuyên rừng (trekking) khoảng 40 phút từ bãi trước là bãi sau với các bungalows Huba Huba, Robinson. Bãi này vắng vẻ hơn, là nơi ngắm hoàng hôn rất đẹp, nhưng nhớ tranh thủ về sớm nếu không muốn đi bộ trong rừng lúc trời tối.
Không có nhiều sự lựa chọn cho bữa tối. Chỉ có 2-3 nhà hàng của The Beach, Saracen Bay resort. Giá một bữa ăn cho 2 người khoảng 15$. Trên đảo chỉ có điện từ khoảng 6h-10h30. Các phòng khách sạn đa số không có quạt hay máy lạnh mà mát nhờ gió biển. Buổi tối nếu không phải ngày rằm thì sẽ khá yên tĩnh vắng vẻ và ..tối. Có thể tắm tiên nếu thích.

Đi đảo Koh Rong

Đến Koh Rong thường có 2 chuyến với 2 giá khác nhau. Bạn có thể liên hệ tàu của Paradise Bungalows xuất phát từ 8h sáng và về lúc 16h. Nếu mua vé khứ hồi 10$, thì phải đi từ 8h sáng và về lúc 16h. Còn nếu mua vé 20$ thì xuất phát 8h, lúc về thì 10h hoặc 16h tùy sở thích.
Ngoài ra bạn cũng dễ dàng đặt tour đi đảo Koh Rong với giá vé từ 20$. Tham khảo liên hệ đặt tour 0902313681. Vé đảo Koh Rong bao gồm : ăn sáng, dừng chơi thêm ở đảo Khỉ ( Monkey island ). Đây là vé 2 chiều nên bạn có thể ở lại qua đêm trên đảo bao lâu tuỳ thích. Trên đảo có rất nhiều bugallow tổ chim dễ thương, tuy nhiên đảo thường cúp điện sau 10 giờ và nhưng bugallow này không có máy lạnh. Đơn giản vì buổi tối để tận hưởng gió của biển nên các bugallow ở Sihanoukville hiếm khi có máy lạnh.

Tour đi 3 đảo nhỏ

Giá khoảng 13-15$/ người. Vé đảo bao gồm đi thăm đảo Koh Tres, Koh Chru Luh, Koh Russei bao gồm ăn sáng, trưa, nước uống, đi tàu nhỏ. Tour bao gồm : đưa đón, ăn sáng, trưa và nước uống. Tour đi từ 9:30 am và kết thúc vào 5pm. Tàu sẽ dừng lại giữa đường cho các bạn tha hồ ngụp lặn trong làn nước xanh ngắt màu ngọc bích, ngắm san hô. Bạn cũng sẽ có thời gian thư giãn câu cá, và đem chiến lợi phẩm của mình về đảo làm 1 bữa tiệc BBQ hoành tráng.

Tour đi đảo Koh Ta Kiev

Giá tàu tới đảo 2 chiều : 13$/ người. Bạn có thể ở lại qua đêm ở đây. Giá phòng dorm: 7$/người, bugallow tổ chim: 20-25$. Các hoạt động trên đảo : tự khám phá rừng trong đảo, tắm ở bãi biển không người Naked Beach, tham gia tour câu cá ( 10$ gồm đi ra làng chài, tự bắt cá, ăn tiệc BBQ), chơi Kayarking ( 5$/nửa ngày).
Đảo Koh Ta Kive là 1 đảo rất vắng người, rất hoang sơ. Nếu bạn là người ưa khám phá, thích sống gần gũi với thiên nhiên thì Koh Ta Kiev là 1 lựa chọn tuyệt vời. Quầy bar ở đảo có 1 nơi để thoải mái nằm nghỉ, trò chuyện với bạn bè và ngắm mặt trời lặn. Tuy nhiên toilet ở đảo rất tệ, phòng bugallow chỉ có mỗi nệm và mùng chống muỗi, buổi tối không có điện. Kinh nghiệm là nên mang theo đèn pin, kem chống nắng, chống muỗi, nước trên đảo nhìn đục lắm và buổi sáng hay hết nước thì bạn nên gọi nhân viên bơm nước vào, nên mang theo võng có mùng chống muỗi, tiết kiệm được rất nhiều so với ngủ dorm, giá charge khi dùng võng của mình là 2$/người, chống chỉ định cho bạn nào sợ bóng tối và da nhạy cảm với muỗi, côn trùng.
Xem thêm bài viết chi tiết và phần ẩm thực Sihanoukville tại bài viết gốc: Kinh nghiem Du lich Sihanoukville

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Ẩm thực Singapore, 10 món ăn ngon bạn không thể bỏ qua

Ẩm thực Singapore
Đất nước Singapore chứa đựng sự đa dạng tập trung về ẩm thực, hợp nhất nguồn di sản phong phú của nhiều loại món ăn với sự ảnh hưởng, du nhập của các nền văn hóa như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và Indonesia. Nếu bạn là người bản xứ tại Singapore, bạn có lẽ đã thấy qua những món ăn như thế tại những khu bán hàng rong, tầng trệt của những tòa nhà dân sinh, trong các gian ẩm thực ở trung tâm mua sắm hoặc trong những cửa hàng ở tầng một những ngôi nhà cổ hai tầng, vừa lạ vừa quen đã tồn tại mấy thập kỷ.
Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu và chỉ dẫn ra 10 món ăn ngon của Ẩm thực Singapore, bạn nên nếm thử khi có cơ hội được tới đất nước Singapore. Có thể đây sẽ không phải là những món ăn ngon nhất, nhưng đa phần nó đã được đánh giá là rất đáng thưởng thức.

Ẩm thực Singapore


1.   Bak Kut Teh (肉骨茶 Trà xương sườn/ Soup xương sườn heo)

Một trong nhiều tương truyền về sự phát minh ra món Bak Kut The đó là thời xa xưa ở Singapore, một người ăn xin đói khổ nọ tới một tiệm mì thịt heo để xin đồ ăn. Người chủ quán lúc ấy cũng trong cảnh thiếu thốn tuy vậy vẫn có lòng giúp đỡ người ăn xin. Ông ninh một vài mảnh xương heo còn xót lại, nêm vào đó các loại gia vị bình dân mà ông dùng để tăng hương vị cho thức ăn, bao gồm có hồi hương and hạt tiêu để tạo cho món ăn có màu như nước trà. Như thế, trà sương sườn đã ra đời. Một giáo sĩ đã nói rằng: đây là một loại thuốc bổ được tạo ra để làm “phục hồi sinh lực” cho những người phu khuân vác Trung Quốc làm việc ở khu vực cầu cảng Clark Quay.
Bak Kut Teh đã có mặt ở Singapore từ khi chúng tôi vẫn còn là một quốc gia đang phát triển và xứng đáng nhận được sự nhận thấy như một món ăn đơn giản và dung dị. Phần lớn món Bak Kut Teh ở đây được chế biến với rất nhiều loại hạt tiêu và sử dụng một lượng ít thảo mộc như hồi hương. Hãy chọn thịt sườn heo cho món soup của bạn để cảm nhận thêm chút chút hương vị tinh tế mà nó đem lại. Ngoài ra còn có một kiểu biến tấu khác từ món ăn này là Klang Bak Kut The với chất soup sẫm màu, đậm đà hương vị thảo mộc có xuất xứ từ Malaysia.

Những quầy bán Bak Kut The ngon nhất:

  • Ya Hua Bak Kut Tehsố 7 Keppel Road , #01-05/07, PSA Tanjong Pagar Complex, Singapore 089053 (không phục vụ vào các ngày thứ Hai)
  • Song Fa Bak Kut Teh: 11 New Bridge Road #01-01, Singapore 059383
  • Ng Ah Sio Pork Ribs Soup: 208 Rangoon Road, Hong Building Singapore 218453  (không phục vụ vào các ngày thứ Hai)
  • Leong Kee (Klang) Bak Kut Teh: 321 Beach Road, Singapore 199557  (Không phục vụ vào các ngày thứ Tư)

2.   Wanton Mee (云吞面)

Món mỳ Wanton Singapore có lẽ nhận sự ảnh hưởng từ ẩm thực Hồng Kông nhưng từ lâu đã trở thành một phần không thể tách khỏi trong nền văn hóa của Singapore. Đặc trưng kiểu món ăn của người Singapore là ăn “khô”, rưới lên một vài loại nước sốt ngọt nhẹ, vài lát thịt heo char siew- thịt heo nướng hoặc quay kiểu Trung Quốc, sủi cảo nhồi thịt heo với một bát soup nhỏ đặt bên cạnh. Cô bán hàng cũng sẽ hỏi nếu bạn muốn chút vị cay hay không. Với kiểu cay, mỳ sẽ được trộn đều với ớt, trong khi đó, kiểu không cay dành cho trẻ nhỏ sẽ được trộn với nước sốt cà chua. Sủi cảo có thể hoặc được chiên hoặc đi kèm trong món soup.
Dạng biến tấu kiểu Malaysia có nước sốt màu đậm hơn và hương vị cũng ngọt hơn.

Những địa điểm bán Wanton Mee ngon nhất:

  • Fei Fei Wanton Mee: 62 Joo Chiat Place, Singapore 427785
  • Kok Kee Wanton Mee:  380 Jalan Besar, Lavender Food Square, #01-06, Singapore 209000  (cứ 3 tuần thì đóng cửa vào thứ Tư và thứ Năm )
  • Parklane Zha Yun Tun Mee House: 91 Bencoolen Street, #01-53, Sunshine Plaza, Singapore 189652

3.   Bánh cà rốt chiên (菜头粿)

Không, đây không phải là món tráng miệng của người Mỹ. Món ăn này khác xa với món của người Mỹ. Bánh cà rốt chiên Singapore được làm từ trứng, củ cải muối (chai poh) và bánh bột củ cải trắng trông giống như “củ cà rốt màu trắng” và đây cũng là cái cách mà tên gọi của món ăn ra đời.
Đây là món ăn xuất xứ từ Trung Quốc nổi tiếng ở cả hai nước Singapore và Malaysia. Có rất nhiều dạng khác nhau bao gồm: kiểu “đen mật đường” khi món ăn được tưới thêm nước sốt ngọt ( mật đường sẫm màu, lỏng và dính), kiểu giòn với bánh được chiên trên trứng đánh bông để tạo lớp vỏ và các khối bánh. Tuy thế, người ta vẫn thường hay thấy nhất ở Singapore là kiểu băm nhỏ với củ cải thái hạt lựu.

Những địa điểm bán bánh cà rốt chiên ngon nhất:

  • Carrot Cake 菜頭粿 (tên nguyên văn của cửa hiệu): 20 Kensington Park Road, Chomp Chomp Food Centre, Singapore 557269  (đóng cửa cách nhật vào thứ Ba)
  • Fu Ming Carrot Cake: Blk 85 Redhill Lane, Redhill Food Centre, Singapore 150085
  • Hai Sheng Carrot Cake: Blk 724 Ang Mo Kio Ave 6, Market and Food Centre, #01-09Singapore 560724
  • He Zhong Carrot Cake: 51 Upper Bukit Timah Rd, Bukit Timah Market and Food Centre, Singapore 588172

4.   Dim Sun (点心)

Thêm một món ăn được lấy cảm hứng từ Hồng Kông/ Thượng Hải mà có thể dễ dàng tìm thấy tại Singapore chính là điểm tâm hay tên gốc là “Dian xin”- món ăn truyền thống của Trung Quốc để ăn lót dạ. Nó chính xác không chỉ là một món đơn lẻ, mà là một tập hợp bao gồm nhiều nhiều món nhỏ, có thể phục vụ cho việc dùng bữa theo nhóm- phong tục ăn uống với nhiều người ngồi ăn chung một bàn đặc trưng của Trung Quốc. Bộ điểm tâm phổ biến bao gồm: BBQ Pork Bun- bánh màn thầu nhân thịt BBQ, sủi cảo hấp Xiao Long Bao, bánh hấp Siew Mai (nhân thịt heo, nấm hoặc hải sản..), bánh cuốn Chee Chong Fun và nhiều món khác nữa.

Địa điểm bán điểm tâm ngon nhất:

Swee Choon Tim Sum:  191 Jalan Besar, Singapore 208882 (Không phục vụ vào các ngày thứ Ba)
Tim Ho Wan: 450 Toa Payoh Lorong 6, #02-02, ERA Centre, Singapore 319394
Wen Dao Shi (搵到食):  126 Sims Ave, Singapore 387449

5.   Bánh mỳ nướng Kaya và trứng trần lòng đào.

Món ăn sáng truyền thống duy nhất của người dân Singapore chính là bánh nướng nhân mứt dừa với đôi ba quả trứng trần. Loại bánh mỳ truyền thống là ổ bánh hình chữ nhật màu trắng, đem nướng trong lò, phết đều kaya mặt trong của hai lát bánh- một loại mứt dạng lỏng hay nước sốt xuất sứ từ Malaysia làm từ dừa hoặc trứng, sau đó thì kẹp thêm một lát bơ SCS dày để cho từ từ tan chảy giữa 2 lát bánh mỳ còn ấm. Đây chính là kiểu bánh nướng Kaya cổ điển tại Singapore. Thêm vào đó, những loại biến tấu cho khác đi có thể sử dụng bánh mỳ nâu thái lát mỏng, bánh sữa tròn hoặc “Jiam Tao Loh Tee” như bánh gậy của Pháp.
Đối với món trứng trần, trứng thường được chế biến bằng cách cho vào một nồi lớn nước sôi bằng kim loại được đậy vung kín. Sau khoảng thời gian ước lượng, trứng được vớt ra khi đạt yêu cầu món ăn (thời gian trần trứng trong khoảng 7- 10 phút tùy theo từng sở thích về độ chín của trứng). Với bước chuẩn bị, vỏ trứng được tạo rãnh nứt để sau đó có thể tách hai nửa vỏ trứng bằng tay không, lòng đỏ và lòng trắng trứng được hứng bằng một chiếc đĩa đặt ở bên dưới, phần vỏ trứng sau đó được vứt bỏ. Nêm gia vị với một chút hạt tiêu và xì dầu độ đậm, nhạt tùy ý.

Xem thêm 5 món còn lại qua bài viết : 10 món ăn ngon Singapore không thể bỏ qua

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

Du lịch Koh Rong Samloem

Đa phần mọi người biết đến Campuchia với ngôi đền Angkor kỳ bí với những nét kiến trúc độc đáo. Không ít người nhận ra Campuchia còn có những bãi biển đẹp nằm trên 2 hòn đảo Koh Rong và Koh Rong Samloem. Hai hòn đảo xinh đẹp này nằm gần nhau và cách SihanoukVille khoảng 20km. Chỉ với khoảng 2h trên tàu di chuyển trên biển vùng vịnh lặng gió, bạn sẽ tới Koh Rong Samloem. hòn đảo được biết đến với những bờ cát trắng mịn hòa cùng màu xanh của nước biển. Tất cả tạo nên một nơi nghỉ dưỡng tuyệt vời.
Bài viết được viết theo dạng hành trình ký, trong đó có chia sẻ một số thông tin về Du lich Koh Rong Samloem. Cảm ơn bạn Hiền Triết đã cung cấp bài viết và hình ảnh về chuyến đi.

Ngày 1: Sài Gòn đi Hà Tiên, cửa khẩu Xà Xía


22h30 khởi hành đi Hà Tiên bằng xe giường nằm Kumho tại bến xe Miền Tây
- Từ Sài Gòn có thể đi Hà Tiên bằng xe giường nằm, tốt nhất là 2 hãng xe Kumho, số ĐT đặt vé: 08.3752 7878, giá vé 180k; và hãng xe Phương Trang, số ĐT đặt vé: 08.38 309 309, giá vé 180k. Lễ tết giá vé của 2 hãng này có thể lên tới 230k – 260k.
- Cả 2 hãng này đều xuất phát đi từ bến xe miền Tây. Mình thích đi Xe Kumho vì khi đến Hà Tiên có xe trung chuyển đưa khách đến tận cửa khẩu Xà Xía miễn phí đở phải tốn tiền đi taxi, Phương Trang hiện tại chưa có xe trung chuyển.

Ngày 2: Hà Tiên – Kep – Cao Nguyên Bokor (Thansur Bokor Highland Resort)

5h30 sáng đến Hà Tiên, đi xe trung chuyển (miễn phí) của Kumho đến cửa khẩu Xà Xía (15 phút)
Thủ tục Hải quan bên Việt Nam khá đơn giản trình passport 5 phút là xong, phía bên cửa khẩu Prek Chak – Campuchia thì hay bị vòi vĩnh tiền đòi 50k/1 người. Muốn qua nhanh có thể trả giá còn 20k họ viết tờ khai cho mình luôn 5 phút xong. Còn không muốn đưa tiền thì phải đôi co với họ 1 hồi xong cũng cho qua nhưng mất tg có khi hơn 30p mới đi được.
Qua cửa khẩu có 3 cách di chuyển đến Kep (25km):
  • Xe ôm: 10$/2 người (tống 3), 1 người 8$
  • Xe bus: 5$ xe 12 chổ nhồi nhét kinh khủng mà lại chờ đợi lâu.
  • Taxi 20$ bao nguyên chiếc có thể chở được 6 người, đi cách này khoẻ nhất.  Gọi là taxi chứ thật ra là xe dù của tư nhân chạy không có gắn bảng hiệu & không có đồng hồ cước (ở bên này toàn taxi loại này).

Xem thêm: Nhà nghỉ resort ở Koh Rong Samloem

Nếu không ghé Kep mà đi thẳng lên Sihanoukville (140km) thì giá xe bus là 12$/người. Đợt trước đi mình thuê hẳn 1 chiếc Camry 4 chổ của bác Ty (có số ĐT trong bài viết) rước ngay tại cửa khẩu chở đi Kep, Kampot tham quan, ăn uống và lên Sihanoukville giá 50$. 4 người lớn + 2 trẻ em tính ra rẽ mà lại thoải mái, xe máy lạnh mát rượi. Mr.Ty (khoãng 50 tuổi) là Việt Kiều nên rất an tâm, vui vẽ, nhiệt tình và chở đi rất nhiều nơi, mình vô quán ngồi ăn nhậu hơn 1 tiếng mà ra xe bác vẫn tươi cười hỏi ăn có ngon không nếu không thì lần sau chở quán khác. Lượt về từ Sihanoukville bác còn chở tận vườn sầu riêng Kampot xa hơn 10km nữa. Nói chung là bác này rất ok, biết nhiều quán ngon và nhiều điểm ăn chơi bên này. Muốn đặt xe bác thì phải gọi trước từ VN hẹn ngày giờ bác sẽ đón ngay tại cửa khẩu, nhớ là gọi bằng thuê bao gọi được Quốc tế bấm mã vùng Campuchia mới được nếu không là gọi nhầm sang số thuê bao Viettel ở VN cũng trùng với số Viettel tại Campuchia như bác. Từ VN bấm số này là gặp ngay bác Ty: 00855.976666054
Khoảng 7h tới Kep tham quan, chụp hình, tắm biển…

Đảo Con Thỏ – Koh Tonsay
Thuê tàu đi đảo Con Thỏ – Koh Thonsay: 25$ 1 tàu chở tối đa 20 người 2 lượt đi lẫn về. Đảo nhỏ xinh chỉ có vài hộ dân sinh sống, bãi tắm hoang sơ, nước biển xanh trong tắm rất thích. Có thể thuê nhà rông của ngư dân ngủ lại qua đêm giá khoãng 15-20$. Nhưng ban đêm trên đảo hơi buồn vì không có dịch vụ gì, còn ban ngày có thể tắm biển, câu cá, vượt rừng khám phá đảo.
Ăn trưa món đặc sản TP. Kep: Cua or Ghẹ xốt tiêu xanh tại quán Kimly Restaurant gần Chợ Cua (Craft Market). Quán này khách Tây rất nhiều, chế biến các món hải sản rất ngon và giá cũng khá rẽ so với các quán ăn hải sản ở Việt Nam. Thấy bàn nào cũng gọi món ghẹ sốt tiêu xanh.
Sau khi ăn uống no nê lên xe xuất phát đi Cao nguyên Bokor
14h nhận phòng tại Thansur Bokor Highland Resort 5 sao (80$ đêm bao gồm buffet sáng). Trên cao nguyên Bokor ngoài cái Khách Sạn 5 sao này ra thì không có 1 cái nhà nghỉ hoặc hotel nào hết, dịch vụ vui chơi, ăn uống cũng bên ngoài cũng không có ngoài việc chơi Casino và ăn uống ngay trong nhà hàng giá mắc mà không ngon. Nói chung là thua Đà Lạt nhà mình xa. Bù lại phòng đẹp theo chuẩn 5 sao, có xe điện đưa rước & có khu vui chơi cho trẻ em, đêm xuống trời dầy đặc sương mù và rất lạnh.

Ngày 3: Cao nguyên Bokor đi SihanoukVille

Ăn buffet sáng tại Khách sạn, 9h xuất phát đi SihanoukVille

12h đến TP biển SihanoukVille nhận phòng tại Serendipity Beach Resort (4 sao): 45$/đêm. Phòng view biển rất đẹp nhìn thẳng ra cầu tàu nơi chiếc thuyền The Party Boat đang neo đậu. Có cả hồ bơi tương đối rộng, trẻ em tha hồ nô đùa.
Khách sạn tại Sihanoukville thì nhiều loại khác nhau từ dorm 8-10$ cho đến resort cao cấp 5 sao như Sokha Beach Resort giá khoảng 150$/đêm đặt trên Agoda. Hotel bên này giá tương đối rẻ, mọc rãi rác tại 5 bãi biễn trãi dài theo thứ tự: Victory Beach, Independence Beach, Serendipity Beach, Ochheuteal Beach & Otres Beach. Bãi biển nhộn nhịp nhất là Serendipity, khách Tây nhiều, ban đêm các quán bar sát bờ biển mở cho khách ăn nhậu, dancing & đốt pháo hoa tới gần sáng cực vui. Mình đặt trên Agoda.com Serendipity Beach Resort giá 45$ phòng Sea view, có hồ bơi, view đẹp nhìn ra cầu tàu rất lý tưởng. Đi bộ 50m là ra ngay cầu tàu mua vé tàu đi đảo tại đây cũng tiện.
Ăn trưa tại Chhne Meas Restaureant gần Bãi biễn Victory. Quán này chuyên bán hải sản tươi sống nằm ngay sát bờ biển, sóng vỗ rì rào, gió mát rượi. Giá cả rẽ hơn Gành Hào-Vũng Tàu, cung cách phục vụ tốt. Nhìn xa xa thấy cây cầu vượt biển bắt qua hòn đảo Russia, sở dĩ có tên này là vì hòn đảo này chính phủ Campuchia đã bán cho tài phiệt người Nga. Do thời gian hạn chế nên mình cũng chưa có dịp tham quan cây cầu và đảo này.

Sau khi no nê bữa ăn trưa về KS nghỉ ngơi đến 16h tiếp tục tắm biển, hồ bơi tại Resort

  • 18h đi dạo bộ & ghé shop mua sắm đồ ăn thức uống để sáng hôm sau mang ra đảo
  • 19h ăn tối món bò nướng tại quán Cô Đút (phát âm tiếng Camuchia) gần tượng đài Sư Tử. Quán này có cô bé phục vụ rất xinh lại cực kì nhiệt tình và nói tiếng Việt rất sỏi giọng y như các cô gái miền Tây
  • Sau đó đi dạo bờ biển Serendipity có các quán bar sát bãi biển sôi động: vừa thưởng thức hải sản vừa nhâm nhi vài chai Angkor beer, vừa xem đốt pháo bông, thả đèn lồng, múa lửa … nửa đêm dancing ngay quầy bar đến chán thì về Khách Sạn ngủ.

Xem tiếp phần 2, ngày 4 và ngày 5 tại bài viết chi tiết: Du lich Koh Rong Samloem

 

Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

Lịch trình du lịch Hà Giang


Hà Giang là một điểm Du lịch còn mới, chưa có nhiều sự khai thác về du lịch. Những dấu chân đầu tiên khai là những dấu chân Phượt. Địa danh này không còn lạ lẫm gì với dân Phượt, nhưng với những bạn muốn đi Tour du lich Ha Giang thì chưa có nhiều tour lên Hà Giang. Đọc qua Lịch trình dưới đây sẽ giúp bạn có sơ bộ kế hoạch cho chuyến đi Hà Giang của mình.
Điểm nhấn (must see) : những ngọn núi đá sừng sững cao chót vót uốn lượn bên dòng sông Nho Quế. Các con đèo chạy theo đường zig-zag ôm lấy những Vạt Cải xanh Cải Vàng. Đến tháng 10 tháng 11 dương lịch, Hà Giang nở rộ sắc Tím xen lẫn Trắng của Hoa Tam Giác Mạch. Người Mông là chủ nhân của mảnh đất này, khám phá những nét văn hóa của họ là một trải nghiệm không bao giờ quên. Và đừng quên tìm về Hà Giang những ngày Xuân để đắm mình trong lễ hội, đắm mình trong những vườn hoa Mận trắng muốt.
Đặc sản : Mèn mén, Thắng Cố, Rượu Ngô. Danh thắng không thể bỏ qua: cột cờ Lũng Cú, chợ Đồng Văn, Đèo Mã Pí Lèng
Thời gian : đi từ 4 đến 5 ngày.
Phương tiện vận chuyển : xe ô tô, xe khách, xe máy.

Lịch trình Tour du lịch Hà Giang

Lịch trình dưới đây là lịch trình dành cho phương tiện xe ô tô, đi 4 ngày. Lịch trình Phượt các bạn có thể xem ở phía dưới.

Ngày 1 : Hà Nội – Đồng Văn

6h00 : Bạn bắt xe khách đi Hà Giang, hoặc đi xe ô tô riêng. Với khoảng cách Hà Nội đi Hà Giang là 319km. Bạn sẽ đến Hà Giang lúc 12h trưa, đường miền núi đi lâu hơn đồng bằng.
12h00 : ăn trưa tại thành phố Hà Giang.
13h00 : tiếp tục hành trình từ Hà Giang đi Đồng Văn (khoảng 132km). Trên đường đi bạn sẽ ghé qua Cao Nguyên Hà Giang, đèo Bắc Sum (một con đèo dài và cũng rất đẹp). Trước khi vào thị trấn Quản Bạ bạn sẽ qua Cổng Trời. Dừng lại đây khoảng 30 phút để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên. Nếu bạn đi vào mùa Thu, bạn có thể dừng lại bên các cánh đồng Hoa Cải chụp ảnh rất đẹp.
18h00 : bạn tới Đồng Văn, nhận phòng khách sạn và nghỉ đêm tại đây. Thị xã Đồng Văn khá nhỏ, tối bạn có thể đi dạo Phố Cổ Đồng Văn, khám phá những nét đẹp xưa cũ còn lưu lại.

Ngày 2 : Đồng Văn – Lũng Cú – Sủng Là – Dinh nhà Họ Vương

7h30 : Từ Đồng Văn bạn ngược lại đường cũ, đi ngược lên đỉnh đầu tổ quốc, nơi có cột cờ Lũng Cú đứng sừng sững bao nhiêu năm qua. Trước khi vào khu vực biên giới, bạn nhớ xin phép các anh bộ đội Biên Phòng nhé. Đến chân cột cờ dựng xe và leo bộ lên đỉnh cột cờ. Quang cảnh xung quanh cột cờ rất đẹp. Ngoài ra bạn cũng nên ghé vào thăm bản người dân tộc Lô Lô ngay dưới chân cột cờ.
10h30 : xuất phát trở về lại, đi thăm di tích Dinh Họ Vương. Tùy tình hình thời gian bạn có thể ăn cơm trưa trước hoặc thăm nhà Họ Vương trước. Cạnh nhà Họ Vương có rất nhiều hàng quán, đây là khu chợ thì phải.
11h30 : ăn trưa.
12h30 : thăm quan Dinh nhà họ Vương.
13h30 : di chuyển đến Sủng Là, thăm quan nhà Pao, nơi quay bối cảnh phim Chuyện của Pao. Nếu bạn đi vào mùa hoa Cải thì sẽ rất đẹp đấy.
15h00 : di chuyển về Đồng Văn. Nếu về sớm, bạn có thể leo lên Đồn Cao trên núi (nơi thực dân Pháp xây lô cốt phòng vệ) ở đằng sau chợ cũ Đồng Văn. Từ đỉnh núi ngắm nhìn toàn cảnh thị trấn Đồng Văn.
Lưu ý : Nếu ngày thứ 2 này rơi vào Chủ Nhật, bạn nên dành 1 tiếng đi thăm quan chợ Đồng Văn vào lúc sáng sớm. Sau đó hành trình theo lịch trình trên.
Ngày 3 : Đồng Văn – Mã Pí Lèng – Mèo Vạc – Hà Giang
8h00 : xuất phát đi Mèo Vạc, chạy qua con đường Hạnh Phúc bạn nhớ dừng chân lại trên đèo Mã Pí Lèng, ngắm nhìn dòng sông Nho Quế đang uốn lượn. Nên dừng lại ở đây lâu để ngắm nhìn những phong cảnh đẹp nhất của Hà Giang. Đôi lúc trên đường bạn cũng bắt gặp những em bé Mông mỗi khi bạn dừng xe lại.
11h30 : ăn trưa tại Yên Minh. Quán cơm bình dân ngay cạnh chợ, cơm khá ngon và giá bình dân.
17h30 : về tới Hà Giang, ngủ lại Hà Giang.

Ngày 4 : Hà Giang – Hà Nội

Ngày về khá thư thả, bạn có thể xuất phát muộn. Thời gian từ Hà Giang về lại Hà Nội khoảng 5 tiếng. Bạn có thể ăn trưa tại Tuyên Quang.
Khoảng 4h chiều về tới Hà Nội.
Lịch trình dành cho xe ô tô này là lịch trình phổ biến và dễ đi lại. Thăm quan được hết các địa danh chính, cũng như các thắng cảnh đẹp của Hà Giang. Nếu thời gian eo hẹp bạn có thể đi từ Đồng Văn về thẳng Hà Nội trong ngày, tính toán thời gian ăn chơi, chụp ảnh sao cho khoảng 1h – 2h sáng về tới Hà Nội là được.
Ngoài ra nếu bạn có thời gian bạn có thể đi đường về Hà Nội qua Ba Bể – Cao Bằng. Ngày 3 thay vì đi Đồng Văn – Hà Giang, bạn đi Đồng Văn – Ba Bể, tối ngày 3 ngủ tại Ba Bể, sáng sớm ngày 4 đi chơi Hồ Ba Bể. Chiều về Hà Nội sớm.
Lịch trình trên hoàn toàn dành cho xe ô tô riêng. Bạn có thể kết hợp đi xe khách lên Hà Giang và thuê xe máy tại Hà Giang để tự do khám phá các Cung Đương theo ý mình.Bạn có thể: thuê xe máy tại Hà Giang, hoặc thuê xe máy Đồng Văn.
Xem thêm : Lịch trình Phượt Hà Giang

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

Kinh nghiệm du lịch Tuy Hòa - Phú Yên

du lich tuy hoa
Phú Yên là một tỉnh ven biển thuộc miền Nam Trung Bộ, thuộc trục giao thông chính Bắc Nam, nối Bình Định và Khánh Hòa. Chính vì vậy có thể nói dọc theo quốc lộ 1A là những điểm đến hết sức hấp dẫn của vùng đất Phú Yên. Địa phận Phú Yên được đánh dấu bởi 2 con đèo, phía bắc giáp Bình Định là đèo Cù Mông và phía Nam giáp Khánh Hòa là đèo Cả. Nếu có 2 hoặc 3 ngày rảnh rỗi, các bạn có thể đi dọc theo quốc lộ 1A, ghé thăm những điểm đến ấn tượng của Phú Yên và thưởng thức các món ăn đặc sản ở nơi đây. Thành phố trung tâm của tỉnh là thành phố Tuy Hòa, nằm ở phía Nam tỉnh Phú Yên. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đi Du lich Tuy Hoa theo 1 lịch trình khoảng 3 ngày, nếu các bạn không có nhiều thời gian thì có thể đi 2 ngày hoặc đi nhiều hơn.

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Du lịch Hải Phòng, kinh nghiệm thực tế



Nhắc đến du lịch Hải Phòng, hầu hết mọi người đều nghĩ tới đảo Cát Bà hay bãi biển Đồ Sơn vì Hải Phòng là một trong những thành phố biển lớn nhất nước ta. Tuy nhiên, ngoài những địa danh đã nổi tiếng từ rất lâu như vậy, du lich Hai Phong còn có rất nhiều nét hấp dẫn từ văn hóa, đời sống, cảnh quan thiên nhiên. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nhiều thông tin về các điểm du lịch nội thành và các khu vực lân cận thành phố Hải Phòng.

Phương tiện đến và đi từ Hải Phòng

Hải Phòng, hay còn gọi là Thành phố Hoa phượng đỏ là thành phố lớn thứ hai ở phía Bắc nước ta. Cách thủ đô Hà Nội 100km về hướng Đông Bắc và là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước với hệ thống giao thông đa dạng bao gồm đường bộ, đường sắt, đường biển và đường Hàng không…

Bay đến Hải Phòng

Nếu đến Hải Phòng bằng đường Hàng Không, khách du lịch sẽ bay đến sân bay Cát Bi, cách trung tâm thành phố chỉ 5km.

Hiện có 3 hãng hàng không có đường bay tới sân bay Cát Bi, bao gồm:
  • Vietnam Airlines có khai thác các đường bay nội địa từ Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đến và đi từ Hải Phòng.
  • Vietjet Air cung cấp các chuyến bay khứ hồi Hải Phòng – Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Riêng Jetstar ngoài chuyến bay nội địa Hải Phòng – TP Hồ Chí Minh còn khai thác đường bay quốc tế Hải Phòng – Singapore.
Tuy nhiên, hiện sân bay Cát Bi đang trong quá trình xây dựng, nâng cấp để trở thành Cảng Hàng Không Quốc tế lớn thứ hai ở khu vực miền Bắc nên nếu khách du lịch đến hoặc đi từ thành phố Hải Phòng trong các thời điểm thời tiết quá xấu thì nhiều khả năng chuyến bay sẽ phải cất cánh và hạ cánh tại sân bay Nội Bài. Các hãng Hàng không sẽ có sắp xếp để đưa hành khách di chuyển Hà Nội – Hải Phòng bằng xe bus chất lượng cao. Trong thời gian sắp tới, khi sân bay Cát Bi hoàn thiện và được đưa vào sử dụng với tất cả các chức năng thì tình trạng này sẽ không còn xảy ra nữa.
Giá vé máy bay từ TP Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng tới Hải Phòng thường dao động trong khoảng giá 1 – 1,5 triệu đồng/ chiều. Nếu các bạn theo dõi các đợt khuyến mãi trên website của các hãng sẽ tìm được vé thấp hơn nhiều so với mong đợi. Đầu năm 2014, mình có mua được vé Hải Phòng – Tp Hồ Chí Minh với giá gần 500k/ khứ hồi của Vietnam Airlines trong chương trình những ngày vàng cuối tháng. Ngoài ra, cũng chặng bay này mình còn đặt được vé 0 đồng của Jetstar vào đêm Giao thừa, nên tính cả thuế và phí vé đó cũng mới chỉ có 256k. Vé khuyến mãi đến và đi từ sân bay Cát Bi thường dễ kiếm hơn hay có thể nói là “cứ có khuyến mãi là sẽ kiếm được” so với đến và đi các sân bay Nội Bài hay Tân Sơn Nhất.

Từ sân bay Cát Bi vào thành phố Hải Phòng

Sân bay cách khu vực trung tâm thành phố khoảng 5km nên các bạn có thể lựa chọn taxi hoặc xe ôm để đi vào trung tâm thành phố. Xe ôm ở Hải Phòng giá khá rẻ so với xe ôm ở Hà Nội và có thể trả giá nếu bạn thấy giá mà người lái xe đưa ra chưa hợp lý. Còn taxi thì cứ yêu cầu đi theo đồng hồ. Ở Hải Phòng mình chưa thấy có tình trạng taxi dù hay taxi mà đồng hồ tính ăn gian như Hà Nội hoặc Tp Hồ Chí Minh.

Tàu hỏa từ Hà Nội đi Hải Phòng

Ga Hải Phòng là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của thành phố Hải Phòng. Mỗi ngày có tới 8 chuyến tàu nối liền Hải Phòng với thủ đô Hà Nội, vận chuyển hàng ngàn hành khách và hàng tấn hàng hóa giữa hai thành phố này.
Những chuyến tàu Hà Nội – Hải Phòng và ngược lại này là một cách khá thú vị để các bạn tận hưởng chuyến đi của mình. Nó có nhiều ưu điểm như: tiết kiệm, an toàn, có thể mang theo nhiều hành lý cồng kềnh như: xe đạp, xe máy, cần câu… Trên tàu các bạn cũng có thể đọc sách, nghe nhạc, ăn nhẹ, thậm chí là đi dạo… nếu muốn. Đặc biệt các bạn bị say xe ô tô thì cách này là cách đi an toàn và bảo đảm sức khỏe nhất.
Vé tàu không cần phải mua trước nếu các bạn không đi vào những dịp Lễ, Tết lớn. Chỉ cần ra ga trước 30’ là bạn có thể mua vé, gửi hành lý cồng kềnh nếu có và ổn định chỗ ngồi trên tàu. Những dịp nghỉ dài hoặc những ngày Lễ, Tết thì cần phải mua vé trước ở ga Hà Nội, mặt đường Trần Quý Cáp.
Giá vé tàu dao động từ 45-85k tùy thuộc vào việc các bạn lựa chọn ngồi ghế gỗ, ghế đệm, có hoặc không có điều hòa. Nếu các bạn mua vé toa Hoa Phượng thì ở các chỗ ngồi còn có cả ổ cắm điện để phục vụ cho hành khách sử dụng các thiết bị điện tử như laptop, ipad…
Đường sắt còn có ưu đãi đặc biệt đối với sinh viên, chỉ cần xuất trình thẻ sinh viên các bạn sẽ mua ngay được vé giảm 50%.
Ga Hải Phòng nằm ở trung tâm thành phố, trên đường Lương Khánh Thiện nên nếu các bạn đặt khách sạn ở trong khu vực trung tâm thì có thể hỏi trước địa chỉ khách sạn, xem bản đồ rồi tùy thuộc khoảng cách mà đi bộ tới khách sạn hoặc gọi xe ôm, taxi. Nếu khoảng cách quá gần, thường taxi sẽ không chạy theo đồng hồ mà chạy theo giá thỏa thuận giữa khách và lái xe.

Bảng giờ tàu Hà Nội – Hải Phòng


Tàu HP1 là tàu nhanh nhất, số điểm dừng đỗ ít nhất, xuất phát lúc 6:00 sáng từ ga Hà Nội (mặt ga Trần Quý Cáp). Các bạn lưu ý là mặt ga ở đường Trần Quý Cáp mới bán vé tàu đi Hải Phòng còn mặt ga đường Lê Duẩn không bán.
Các tàu LP3, 5, 7 đỗ nhiều ga hơn nhưng cũng không chậm hơn mấy thời gian đâu. Xuất phát từ ga Long Biên (ở chân cầu Long Biên), chỉ ngày Lễ, Tết mới xuất phát từ ga Hà Nội (mặt ga Trần Quý Cáp).
Nếu muốn gửi xe máy, xe đạp lên tàu để về Hải Phòng các bạn chủ động trong di chuyển thì có thể gửi từ ga Hà Nội hoặc ga Gia Lâm, ga Long Biên không nhận xe đạp và xe máy.
Lưu ý đối với hành khách gửi xe máy theo tàu: Vé xe máy dao động 70-100k/ vé tùy phân khối xe, phí xếp dỡ 30k/ xe, trước khi nhân viên tàu xếp xe lên tàu họ sẽ rút xăng trong xe của mình mà không trả xăng đó cho mình đâu. Do vậy bạn nên thủ sẵn 1 chai lavie xăng mang theo trước khi đưa xe lên tàu, cũng cần rút cạn xăng trước khi đưa xe lên. Trường hợp quên và bị rút xăng thì Cây xăng gần ga Hải Phòng nhất là cây xăng trên đường Trần Phú. Các bạn đi ra cửa ga, đi thẳng đường Phạm Ngũ Lão, đến ngã tư rẽ trái đi theo đường Trần Phú thêm khoảng 150m sẽ thấy cây xăng rất to nằm ở ngã tư.

Xe khách Hà Nội đi Hải Phòng và ngược lại

Hải Phòng có 3 bến xe lớn:
  • Bến xe Niệm Nghĩa, thường các xe xuyên Việt sẽ đón và trả khách ở bến này. Hoặc các xe chạy theo đường quốc lộ 10, quốc lộ 1 đến và đi từ các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình…
  • Bến xe Tam Bạc: điểm đến của các xe chạy theo quốc lộ 5, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương.
  • Bến xe Cầu Rào: có các xe đến và đi từ Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên…
Hầu hết khách du lịch xuất phát từ Hà Nội đi Hải Phòng sẽ đi xe bus chất lượng cao của hai nhà xe Hoàng Long và Hải Âu.
  • Xe Hoàng Long đi từ bến xe Lương Yên, Hà Nội đến bến xe Tam Bạc, Hải Phòng với giá vé 75k/ người. Chuyến sớm nhất vào lúc 4:50 và chuyến muộn nhất lúc 21:00, các xe chạy liên tục trong ngày, tổng số lên tới 42 chuyến/ ngày nên các bạn không cần đặt vé trước mà ra bến xe lúc nào đều có thể đi ngay sau đó từ 5-10’.
  • Xe Hải Âu đi từ bến xe Gia Lâm, Hà Nội đến bến xe Niệm Nghĩa, Hải Phòng được chia làm 2 loại. Loại thường giá vé 75k giống như xe Hoàng Long và loại VIP có giá 85k. Loại VIP chỉ xuất phát lúc giờ chẵn, mỗi giờ có 1 xe, ví dụ 7:00; 8:00… và chuyến cuối cùng lúc 17:00. Loại xe này cam kết không đón khách dọc đường, chạy khoảng 2h là về tới Hải Phòng thay vì 2h30’ như các xe thường.
Các bến xe đều nằm khá gần trung tâm thành phố, chỉ cách khoảng 1-2km nên các bạn có thể tùy lịch trình mà tìm phương tiện tiếp theo. Ở bến xe xe ôm, taxi đón khách thì không được trật tự, có hàng lối như ở sân bay và nhà ga, các bạn nên chú ý quan sát hành lý, túi xách cá nhân của mình.
Ngoài việc sử dụng phương tiện công cộng, các bạn có thể sử dụng phương tiện cá nhân. Rất nhiều khách nước ngoài đi xe máy Hà Nội – Hải Phòng. Vừa nhanh chóng, không phụ thuộc mà đến Hải Phòng lại có phương tiện để di chuyển sang các khu vực lân cận. Nếu các bạn là một nhóm đông người có thể thuê xe ô tô từ 4-45 chỗ đi Hải Phòng rất dễ dàng. Nhưng lưu ý khi di chuyển trên đường quốc lộ 5 cần tuân theo các chỉ dẫn về tốc độ, mang đầy đủ giấy tờ xe và giấy tờ tùy thân, bằng lái… Đường đi đẹp, có biển chỉ dẫn và cột km rõ ràng nên các bạn không lo đi lạc nhưng nhớ tuân thủ luật lệ giao thông. Nếu đi ban ngày các bạn cần lưu ý về tốc độ ở các đoạn trước và sau khi vào Hải Dương, và đoạn trước khi vào thành phố Hải Phòng.
Nhìn chung, các phương tiện di chuyển đến và đi từ Hải Phòng đều rất thuận tiện, nhanh chóng và dễ dàng.

Đi lại ở Hải Phòng

Hải Phòng là một thành phố nhỏ hơn nhiều so với Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh nên không có hệ thống xe bus phức tạp như hai thành phố này. Khách du lịch tới Hải Phòng thường thích đi bộ hoặc đạp xe vì những con phố ở đây thường nhỏ, nhiều cây và yên tĩnh.
Ngoài ra, khách du lịch cũng có thể sử dụng các phương tiện giống với người dân nơi đây là xe đạp điện và xe máy. Hai loại phương tiện này du khách liên hệ với khách sạn mình ở để thuê hoặc đề nghị họ thuê hộ. Ở Hải Phòng, khu vực trung tâm thành phố chưa thịnh hành việc cho thuê các phương tiện giao thông cá nhân vì khu vực trung tâm nhỏ. Nhưng ở các khu vực du lịch lâu đời như Đồ Sơn, Cát Bà thì việc thuê xe đạp, xe đạp điện hoặc xe máy rất dễ dàng.
Vì đường xá ở Hải Phòng không đông và tắc đường như ở Hà Nội nên taxi là phương tiện di chuyển an toàn, thuận tiện hơn cả. Taxi ở đây cũng không đi vòng vèo để kiếm thêm tiền của khách. Nhưng đi đâu cũng vậy, kinh nghiệm là các bạn nên xem trước điểm đó, khoảng cách xa gần như thế nào để mình có thể đề phòng trước mọi chuyện.
Đối với các bạn muốn khám phá khu vực trung tâm thành phố, các bạn hãy đi bộ để cảm nhận hết vẻ đẹp của thành phố này.

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Video du lịch Ninh Bình, Vân Long, Hang Múa


Ninh Bình được biết đến là 1 trong 3 nơi du lịch đẹp ở miền Bắc. Phong Cảnh Ninh Bình là sự hòa quyện giữa sông nước và núi non, đi cùng với nó là những câu chuyện lịch sử của các triều đại Vua Đinh, vua Lê. Đi Du lịch Ninh Bình bạn không thể bỏ qua các điểm du lịch ấn tượng sau:
  • Thắng cảnh Tràng An
  • Khu du lịch Tam Cốc
  • Quần thể Chùa Bái Đính (ngôi chùa rộng nhất nước Việt)
  • Nhà thờ Đá Phát Diệm (kiến trúc độc đáo, sựa giao thoa giữa kiến trúc Đông và Tây)
  • Khu sinh thái Ngập Nước Đầm Vân Long
  • Chùa Bích Động
  • Khu du lịch Hang Múa (leo lên đỉnh núi ngắm nhìn phong cảnh Tam Cốc, rất đẹp)
  • Vườn Quốc Gia Cúc Phương (tìm hiểu hệ động thực vật của rừng nhiệt đới)
  • Khu du lịch Vườn Chim Thung Nham (tổ hợp du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng)

Video Du lich Ninh Binh



Lịch trình chuyến đi


Với chuyến đi vừa qua thì Andy tổ chức đi 1 số điểm thắng cảnh mà mình chưa đi như: Đầm Vân Long, làng Kênh Gà, Hang Múa, vườn chim Thung Nham, Động Thiên Hà và đặc biệt là di chuyển bằng tàu hỏa từ Hà Nội đi Ninh Bình.

Ngày thứ nhất

6h00: có mặt tại Ga Hà Nội cho chuyến tàu thống nhất đi Ninh Bình (các bạn nên mua vé sớm trước 2 đến 3 ngày, chỉ cần mua vé ngồi là oke, vì quãng đường ngắn mà)
8h30: tới Ga Ninh Bình, Andy qua nhà người quen mướn xe máy cho nhóm. Mọi thứ đã sẵn sàng cùng với tấm bản đồ photocopy có sẵn. Chúng tôi chọn Hang Múa đi ngay trong buổi sáng bởi thời tiết cũng không thuận lợi cho các điểm đi khác (Thung Nham và Vân Long).
9h30: sau 1 hồi lòng vòng tìm đường thì tôi đã tới Hang Múa, trời mưa nhiều. Nhóm 3 người ngồi nghỉ lại tại nhà khách của khu du lịch Hang Múa, khoảng 20 phút sau mưa ngớt, cả nhớm lếch thếch đi bộ lên núi, trời mưa nhóm đi chậm và cẩn thận với những đám rêu xanh. Lâu không leo núi nên mọi người đều thở dốc và cũng mất khoảng 20 phút để tới đỉnh núi. Từ đỉnh núi chúng tôi có thể nhìn sang bên phía dòng sông Tam Cốc, nếu đi vào mùa lúa chín thì phong cảnh chắc chắn sẽ rất đẹp, xa xa những đoàn thuyền nhỏ vẫn khua mái chèo chậm rãi lướt nhẹ trên dòng sông. Quay về mặt bên này núi bạn có thể ngắm nhìn một khung cảnh rộng với những cánh đồng bát ngát chen lẫn những ngọn núi đơn độc. Quả thật đây là lần đầu tôi được ngắm nhìn phong cảnh Ninh Bình từ trên cao, mọi lần khác đều là những lần đi thuyền và thăm chùa chiền hang động.
11h00: chúng tôi di chuyển sang khu Tam Cốc để ăn trưa và nghỉ ngơi, ở đây có khá nhiều nhà hàng cho bạn lựa chọn. Tôi ghé qua nhà hàng Thế Long nơi tôi hãy đi tour dẫn khách vào, chị chủ vẫn nhớ và chúng tôi có một bữa trưa ngon lành.
13h00: nhóm quyết định đi khu du lịch Thung Nham, đây là một khu tổ hợp dịch vụ du lịch của tư nhân đầu tư, với nhiều hoạt động du lịch như: ngồi thuyền thăm hang động, thăm vườn Chim, nơi chim bay quay về tổ vào mỗi buổi chiều. Ngoài ra nơi đây còn cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng và nhà hàng ăn uống.
13h30: sau khi mua vé và gửi xe, chúng tôi lên thuyền đi thăm Hang Bụt. Hang tối đen vì không thắp đèn, mỗi lần đi qua các nhũ đá đẹp người lái lại thuyết minh và đọc vài câu thơ nghe khá thú vị. Sau khi đi qua Hang Bụt bạn sẽ có cơ hội đi bộ 1 đoạn vào thăm Động Thiên Hà, động này đẹp hơn Hang Bụt bởi có giăng đèn màu sáng, đường vào Động cũng đẹp bởi hàng cây trên 2 bên đường. Động Thiên Hà mới đưa vào hoạt động nên còn khá ít du khách. Nhưng vẻ đẹp thì có lẽ còn đẹp hơn Tràng An, hay Tam Cốc.
16h30: chúng tôi đi dạo 1 vòng khu du lịch Thung Nham, sau đó lên thuyền cùng với nhóm khách khác đi ngắm Chim trong vườn Chim. Thường khoảng 17h hơn Chim mới về nhiều, nhưng do không có thời gian lưu lại lâu nên chúng tôi đã đi sớm. Người lái đò sẽ cho bạn dừng ở cách xa vườn chim 1 đoạn, từ đây bạn có thể ngắm nhìn đàn chim từ xa.
18h00: nhóm về lại tp Ninh Bình, nghỉ ngơi sau 1 ngày dài.

Ngày thứ 2

Chúng tôi dậy sớm và đi ăn sáng, nhà nghỉ gần Ga có khá nhiều hàng quà sáng, nói chung ăn ở đây cũng không có gì đặc biệt. Chúng tôi đánh vội tô bún rồi ghé vào quán cafe gần đó. Thư giãn và xem lại ảnh của ngày hôm qua.
8h30: nhóm xuất phát đi đầm Vân Long. Từ tp Ninh Binh bạn sẽ đi theo hướng quay lại phía Hà Nội, đến đoạn rẽ đi Cúc Phương thì rẽ vào. Trên đường đi bạn sẽ thấy biển rẽ vào khu Đầm Vân Long.
11h30: nhóm lên tới bờ sau 1 chuyến ngồi thuyền thưởng ngoạn cảnh đẹp Vân Long. Tiếp tục chạy xe đi làng Kênh Gà, vì không có ý định tắm khoáng nên đoàn chỉ dừng lại ở nhà thờ Kênh Gà và dừng lại nghỉ trưa.
13h30: sau một hồi vui chơi với nhóm trẻ tại nhà thờ, chúng tôi đi xe trở lại tp Ninh Bình theo hướng đi chùa Bái Đính. Về lại tp trả xe rồi nghỉ ngơi.
17h00: lên tàu về lại Hà Nội, bạn cũng có thể đi xe khách, bắt xe ở bến xe hoặc ra đường quốc lộ bắt xe.

Tất cả các bài viết về Ninh Bình bạn có thể tham khảo tại danh mục: http://toidi.net/tag/ninh-binh/

 

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Du lịch Bagan Myanmar


Bagan (tên cũ là Pagan nhưng dân ở đây toàn đọc là Baga) là một thành phố nằm ở miền Trung Myanmar. Bagan vốn là kinh đô của vương quốc Pagan, tồn tại từ thế kỷ IX đến thế kỷ XIII ở khu vực này. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XIII – thời kỳ hoàng kim của Vương quốc Pagan, đã có tới hơn 4000 ngôi chùa, đền và tu viện được xây dựng ở đây. Và hơn 2200 dấu vết của các di tích này vẫn còn lại cho đến ngày nay. Vì vậy, Bagan hiện nay được coi như một “thành phố khảo cổ”. Đối với những người yêu thích du lịch, Bagan có sức hấp dẫn ngang với Angko Wat, Campuchia.
Bài viết dưới đây được tổng hợp chia sẻ từ chuyến đi thực tế Myanmar của bạn Giang Tran trong đầu tháng 8/2014. Hy vọng những thông tin mới về mảnh đất Myanmar sẽ giúp các bạn có thêm thông tin trong những chuyến đi sắp tới. Nếu cần hỏi thêm về kinh nghiệm du lịch Bagan Myanmar bạn có thể liên hệ với bạn Giang Tran theo địa chỉ email ở phía dưới, hoặc reply lại dưới bài viết này. Cảm ơn bạn Giang Tran đã chia sẻ bài viết này.

Thông tin chung về Bagan Myanmar

Ở Myanmar áp dụng hình thức thu phí theo khu vực nên khi đến Bagan bạn sẽ phải mua vé với giá 15$ hoặc 15.000kyats. Bạn trả bằng tiền gì cũng được nhưng tỷ giá vào cuối tháng 7 khi mình đổi ở sân bay là 1$~970kyats. Và hãy nhớ giữ tấm vé này nếu không muốn mất thêm 1 lần phí nữa. Ở Bagan hay ở Yangon, Mandalay, Hồ Inle, các bạn đều có thể sử dụng $ hoặc Kyats. Nhưng ở 1 số chỗ, cứ 1$ tính là 1000k, nhưng ở 1 số chỗ khác thì ví dụ bạn phải trả 20.000k bằng $ thì bạn sẽ phải trả 22$. Ở Bagan hầu như không thể sử dụng thẻ nên tốt nhât các bạn hãy mang theo tiền mặt và nên đổi ở sân bay để được tỷ giá tốt nhất.
An ninh khu vực này hết sức an toàn, do có hẳn 1 lực lượng gọi là Cảnh sát du lịch (Police Tourism) bố trí rải rác ở các khu tham quan và nếu cần họ sẽ ngay lập tức hỗ trợ bạn.
Điển hình của thời tiết Bagan và nắng nóng. Nhưng khoảng thời gian tháng 1,2 se se lạnh, khi đến Bagan vào mùa này các bạn nên mặc ấm. Còn mùa thấp điểm của du lịch Bagan rơi vào tháng 7,8 do đây là mùa mưa. Nhưng kỳ thực hôm mình đến Bagan là 29.7 trời vẫn nắng đẹp và khách du lịch vẫn rất đông, không thấy thấp điểm gì cả.
Khu vực tham quan ở Bagan hầu như là các đền, chùa nên các bạn gái cần chú ý đến trang phục một chút. Nam giới thì không o bế lắm, có thể mặc quần ngố nhưng nữ thì tránh các loại 2 dây, tank top hay crop top và váy ngắn. Có mặc váy thì cũng nên dài qua gối. Cả nam và nữ chú ý không đi giày dép vào bên trong các khu này (không cả tất nhé!).

Các khu vực ở Bagan

Thành phố Bagan được chia làm 3 khu vực chính: Old Bagan, New Bagan và  thị trấn Nyaung – U.
- Khi các bạn đến Bagan bằng xe bus hay máy bay thì đều đến khu vực thị trấn. Chợ Bagan cũng nằm ở khu vực này. Khu vực này gần các resort lớn, hiện đại như Amazing Bagan Resort, Aureum Palace Hotel Bagan… và có cả sân golf nữa.
- Các khách sạn, nhà hàng thường tập trung ở khu New Bagan. Khu này là khu mới xây dựng, chính quyền Bagan xây dựng khu này để di dời dân trong khu Old Bagan ra đây nhằm bảo tồn tốt khu vực Old Bagan.
- Khu thăm quan chính là ở Old Bagan: các đền, chùa, stupa (là công trình có hình dáng chiếc chuông, là một khối đặc, mọi người chỉ có thể khấn vái từ bên ngoài chứ không thể vào bên trong)…

Đi và Đến Bagan như thế nào?

Khách du lịch đến Bagan thường bằng 2 loại phương tiện chính là xe bus và máy bay các hãng nội địa của Myanmar.
- Đi từ Yangon, Mandalay hay Inle Lake đều có các hãng xe bus phục vụ rất tốt. Xe đẹp, ghế ngồi thoải mái, tiện nghi, thường đúng lịch trình và có giá vé dễ chịu.Nếu đi từ Yangon khách du lịch Việt Nam thường sử dụng dịch vụ của JJ Express hoặc Elite Express. JJ khởi hành lúc 7:30pm, đến lúc 4:30am, giá vé 20.000k. Elite khởi hành muộn hơn lúc 9:00pm, đến lúc 7:00am, giá vé 16.000k. Nhưng trong cuộc nói chuyện với một nhóm bạn 4 người Việt Nam khác lúc gặp ở Bagan thì các bạn ấy nói rằng 16.000 là giá mua qua đại lý, còn mua ở các khách sạn Yangon thì chỉ 15.000 còn trên vé ghi 14.500k. Nhưng kỳ thực là mình cũng có cầm cái vé trên tay nhưng nhìn kiểu chữ Myanmar này thì cũng không phân biệt được trên vé họ ghi bao nhiêu tiền. Có cả nhà xe Shwe See Khon chạy cả ban ngày nhưng dân du lịch như chúng ta thì hình như thường chọn bus đêm để tiết kiệm thời gian. Các hành trình khác từ các địa điểm khác đến Bagan, các bạn có thể tham khảo tuyến xe bus theo link này: ananda-travel.com/UK/myanmar_bus_fares_uk.htm
- Các bạn cũng có thể đi máy bay tới Bagan, có các hãng Air Bagan, Air Mandaly, Air KBZ,Yangon Airways and Asian wings. Tất cả các hãng này đều bay tới Bagan bằng máy bay ATR, nhỏ, chật, giống xe bus ở điểm dừng lại bắt khách. Khi ở Yangon mình có nói chuyện với một nhóm các cô trung tuổi, các cô vừa đi máy bay từ Bagan về Yangon mà đều vô cùng ngạc nhiên và thất vọng. Từ Bagan các cô bay về thủ đô mà hạ cánh bắt khách mấy lần nên đi từ sáng đến tận 11h trưa mới về đến Yangon. Trong khi giá vé trung bình 1 chiều dao động trong khoảng 80~120$. Thời gian và giá vé các bạn có thể tham khảo ở link này: airmyanmar.com/airBagan_price.php. Còn kinh nghiệm của những người đã từng đi thì đều cho rằng giá vé đặt qua đại lý có vẻ là ổn nhất.
- Khi đến Bagan mình có bắt gặp một vài bạn Tây đi xe máy từ Yangon tới Bagan. Nhưng khi trao đổi với Minthu – người đánh xe ngựa đưa mình đi chơi thì anh ấy nói rằng rất ít người như thế. Vì quãng đường từ Yangon đến Bagan rất xa (gần 700km) mà đường hầu như rất ít xe máy. Ngoài ra khi tới Bagan, ngay lập tức sẽ có bộ phận (giống như cảnh sát của mình nhưng ở đây họ gọi là Police Tourism) hỏi bằng lái xe quốc tế của bạn.

Đi lại ở Bagan Myanmar

Khách du lịch ở Bagan thích nhất là đi xe ngựa (Horse cart). Nếu bạn thuê xe ngựa đưa đi chơi cả ngày sẽ là 25.000, còn nửa ngày là 15.000. Người đánh xe ngựa không phải là một hướng dẫn viên chuyên nghiệp nhưng cũng có thể giới thiệu cho các bạn những điểm nổi bật nhất của từng nơi họ đưa bạn đến. Họ không đưa bạn vào tận bên trong từng ngôi chùa, ngôi đền nhưng cũng hướng dẫn sơ qua cho bạn được các điểm cần thiết. Ví dụ như ngôi đền nào có thể leo lên cao đứng ngắm cảnh xuống dưới, ngôi đền nào chỉ có thể đi vòng quanh, hoặc ví trí nào là nổi bật nhất của công trình đó… Nếu bạn thích có hướng dẫn viên bản địa đi cùng, bạn có thể liên lạc với lễ tân của khách sạn mình ở với giá 30$ hoặc 30.000kyats/ ngày.
Phương tiện thứ hai là xe ô tô. Những đoàn khách đi đông thường sử dụng phương tiện này với giá 40.000/ ngày. Nhưng thường khách lẻ sẽ chỉ sử dụng phương tiện này vào mục đích pick-up từ bến xe đến khách sạn và ngược lại. Giá pick-up mỗi chiều là 10.000kyats.

Xe đạp điện cũng là thứ phương tiện phổ biến vì du khách vừa đỡ cảm thấy mệt mỏi khi đạp xe dưới cái nắng 40 độ của Bagan, vừa có thể tự tham quan, dừng đỗ theo ý thích của mình. Giá thuê xe đạp điện là 7.000/xe. Nếu đoàn các bạn đi đông có thể các bạn sẽ được bớt còn 6.000/xe. Xe đạp điện các bạn có thể thuê ngay tại khách sạn hoặc ngay gần các khách sạn luôn có các điểm cho thuê xe.
Xe đạp ở đây là sự lựa chọn số 1 với các du khách có nhiều thời gian, thích sống chậm và có sức khỏe dẻo dai. Vì đường sá vào các khu đền chùa là đường đất đỏ, đang trên đà hoang mạc hóa nên sẽ khá vất vả nếu bạn không có một sức khỏe tốt. Giá thuê xe đạp thường là 1.500/ngày. Tuy các con đường nhỏ chạy quanh các khu di tích là đường mòn, nhỏ hẹp và đầy bụi cát nhưng con đường trải nhựa chính của Bagan thì sạch, đẹp và nhiều cây xanh.
Dọc trên đường đi hay ở các khu tham quan đều có những bình nước uống để phục vụ du khách. Các bạn đạp xe mệt có thể dừng lại uống nước, nghỉ ngơi và nhân tiện nói chuyện với người dân bản địa.

Ăn uống gì ở Bagan?

Về ăn uống ở Bagan có thể nói là rất rẻ. 3-4 người gọi khá nhiều món ăn và cả đồ uống khi thanh toán tính ra cũng chỉ khoảng 400-500k tiền Việt. Đồ ăn khu vực này dễ ăn, hợp khẩu vị dân Việt, không quá nhiều dầu mỡ như ở các nước Thái hay Malaysia, hình thức các món ăn mình cũng có cảm giác hấp dẫn hơn. Các khu vực ở Bagan đều có các nhà hàng ngon. Các bạn cứ chọn các nhà hàng to đẹp, phục vụ các kiểu món ăn, từ món Myanmar đến món Á, món Âu đều rất ngon mà rẻ. Hoặc có thể tham khảo một vài nhà hàng dưới đây:
- Ở khu vực thị trấn Nyaung – U, các bạn có thể thưởng thức các món Myanmar và các món ăn kiểu Mỹ ở nhà hàng Weather Spoon’s Bagan Restaurant, nhà hàng được đánh giá cao về đồ ăn, giá rẻ nhưng phục vụ hơi chậm.

Quán ăn ngon ở Old Bagan

+  Queen Restaurant, Golden Emperor Restaurant ở gần nhau, có phong cách gần giống nhau. Ở quán Golden Emperor có món cá sốt chanh rất ngon và hấp dẫn, các bạn nên thử. Các món cà ry đều hợp khẩu vị với dân Việt Nam mình. Nhưng món đặc trưng vùng miền ở đây là Salad Trà xanh thì lại không hấp dẫn chút nào. (Các bạn cũng phải đề phòng trường hợp khẩu vị của các bạn không giống mình.)
+ Moon Vegetarian là một nhà hàng phục vụ các món chay với khung cảnh lãng mạn, đồ ăn ngon tuyệt mà giá cả thì phải chăng. Hoặc ngay đối diện là nhà hàng chay Yar Pyi Vegetarian với phong cách phục vụ nhanh chóng và hết sức nhiệt tình.
- Nếu thích thưởng thức các món Myanmar dành cho dân bản địa, các bạn có thể tìm nhà hàng buffet Myanmar Foods House, giá 3.500/ người.
- Về đồ uống, ở Myanamar cũng như ở Bagan mọi người thường thích uống bia Myanmar, uống khá đậm vị, dễ uống. Trong các nhà hàng, bia chai (lớn hơn chai của mình) có giá 2.000k và bia lon thì có giá 1.200k. Còn khi đi dạo loanh quanh trong các khu dân cư, bạn dễ dàng thấy một quán trà với cà phê của người dân bản địa. Cà phê thì tất nhiên là nhạt và không ngon, sánh như cà phê Việt Nam. Nhưng món trà mà dân ở đây gọi là “tea mix” có vị khá lạ. Món trà này giống như trà sữa nhưng có vị của nước đậu đen và các bạn nên thử. Ở các quán này, người dân thường bán kèm bánh bao nhưng nhân ngọt là đậu và đường. Ngoài ra, để giải khát các bạn nên uống nước chanh. Chanh ở đây là quả chanh vàng (Lime) chứ không phải chanh xanh (Lemon) như mình nên rất thơm, ngon.

Xem thêm: Khách sạn giá rẻ ở Bagan

Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

Du lịch Lệ Giang Trung Quốc



Lệ Giang là thành phố cổ nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), sát với Tây Tạng, dưới chân núi Ngọc Long cao 5.596m quanh năm tuyết phủ. Đô thị cổ Lệ Giang là một trong những Di sản Văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Lệ Giang cũng được mệnh danh là Venezia của Châu Á, với những góc phố cổ kính xen lẫn những con kênh nhỏ uốn lượn, mỗi góc phố, ngôi nhà đều là những góc nhỏ yên tĩnh và êm đềm.
Bài viết dưới đây được Tôi đi tổng hợp lại từ những bài viết chia sẻ du lich Le Giang. Một phần để chuẩn bị cho chuyến đi Lệ Giang sắp tới, 1 phần cung cấp thêm thông tin cho các bạn đang chuẩn bị đi Lệ Giang. Bài viết sẽ tập trung về Lệ Giang, các điểm du lịch khác có nói qua chứ không tập trung nhiều, chủ yếu nói về đi lại, lưu trú và một số lưu ý. Một số thông tin trong bài được tham khảo từ bạn Ngo Quang Minh và 1 số nguồn thông tin khác.

Nên đi Lệ Giang khi nào?

Lệ Giang đẹp nhất vào mùa thu, khi lá đổi sang màu vàng và nước trong hồ có màu xanh, tuyết thì trắng quanh năm trên đỉnh Ngọc Long. Tuy nhiên với những bạn không có nhiều thời gian thì cũng có thể đi vào dịp nghỉ tết âm lịch, đây cũng là thời điểm cảnh sắc rất đẹp khi đất trời cây cỏ chuyển mùa, đẹp nhất khi ngắm Hoa Đào, Hoa Cúc, và không khí mùa xuân tràn ngập khắp nơi . Thời gian đi Lệ Giang bằng đường bộ thường khoảng từ 8 – 10 ngày kèm với Đại Lý, và Sangrila.

Visa Trung Quốc

Không có gì khó khăn, bạn có thể liên hệ các công ty du lịch làm với giá khoảng 65$, từ hôm gửi sau 4 ngày là có Visa, làm nhanh thì thêm lệ phí chút xíu. Với các bạn ở phía Nam thì việc xin Visa Trung Quốc sẽ khó hơn, bạn nên nhờ các cty Du lịch để mọi việc được suôn sẻ.

Hướng dẫn Đi và Đến Lệ Giang

Lệ Giang nằm ở Tây Bắc tỉnh Vân Nam, trên con đường tới Lệ Giang có vô số cảnh đẹp khác mà bạn cũng không thể bỏ qua, điều này làm cho các bạn sẽ phải dành khá nhiều thời gian cho 1 chuyến đi Lệ Giang. Sẽ có 2 con đường chính dẫn tới Lệ Giang và bạn sẽ lựa chọn theo cách đi phù hợp với thời gian và kinh phí của bạn :
  • Đi theo đường Lào Cai (VN) – Côn Minh – Đại Lý – Lệ Giang – Sangrila – trở về theo đường cũ. Phương án này dành cho các bạn đi theo đường bộ, tối giản chi phí Bay, có thể thăm quan thêm 2 địa danh nổi tiếng khác là Đại Lý và Sangrila. Nhược điểm là khá tốn thời gian cho việc di chuyển bằng đường bộ.
  • Bay từ Hà Nội hoặc Sài Gòn hoặc transit qua 1 nước khác để tới Thành Đô – Phan Chí Hòa – Lệ Giang – đi theo đường Đại Lý Côn Minh về lại Việt Nam, hoặc trở lại Thành Đô bay về. Phương án này dành cho các bạn ít thời gian nhưng dư giả tiền bạc, hoặc các bạn có phương án kết hợp đi Thành Đô và Cửu Trại Câu.

Chi tiết các điểm du lịch ở Lệ Giang cùng với thông nhà nghỉ bạn xem ở phần 2: Kinh nghiem Du lich Le Giang

1 . Đi theo đường Lào Cai (VN) – Côn Minh – Đại Lý – Lệ Giang

  • Đêm ngày 1: Từ Hà Nội bạn lên Lào Cai bằng xe bus giường nằm (khoảng 300-350k / người) hoặc đi tàu hỏa giường nằm cho thoải mái (khoảng 780 – 800k).
  • Ngày 2: Lào Cai – Hà Khẩu – Côn Minh (450km), Côn Minh – Đại Lý (320km)
    Tới Lào Cai khoảng 5h30 – 6h sáng, sẽ là sớm nên bạn sẽ có thời gian ăn sáng và nghỉ ngơi. Hoàn tất thủ tục nhập cảnh và di chuyển tới bến xe Hà Khẩu. Giờ Trung Quốc lệch 1 tiếng, bạn nên điều chỉnh time cho chuẩn (nhanh hơn 1 giờ). Xe đi Côn Minh khởi hành lúc 10h40 giá tham khảo (137Y/người).
    Tới Côn Minh khoảng 19h00, bắt tiếp taxi sang bến xe phía Tây để bắt xe đi Đại Lý lúc 19h45, giá tham khảo (100Y/người). Hoặc bạn cũng có thể mua vé tàu, giá vé nằm cứng khoảng 17$.
  • Ngày 3: nếu đi xe khách thì tới Đại Lý lúc đêm, bạn có thể đặt phòng trước để tới đó có thể đỡ phải bỡ ngỡ đi tìm phòng lúc đêm. Một số gợi ý vế phòng ở Đại Lý có ở phía dưới bài viết. Nếu đi tàu giường nằm thì đỡ 1 đêm nhà nghỉ rồi.
Đại Lý cũng là 1 điểm thăm quan đẹp, bạn có thể dành 1 hoặc 2 ngày ở đây.
Nếu bạn không qua Đại Lý thì có thể mua vé tàu từ Côn Minh đi Lệ Giang, giá vé ngồi mềm khoảng 90 tệ, còn giường cứng khoảng 151 tệ.
  • Ngày 4: Đại Lý – Lệ Giang (190km)
    Nếu các bạn đi nhóm đông có thể thuê xe riêng đi với chi phí khá rẻ. Nếu đi lẻ có thể đi bus hoặc train
    Thông tin về tàu và đặt vé bạn có thể tham khảo tại travelchinaguide.com/china-trains/

Xem thêm: Kinh nghiệm Du lịch Trung Quốc (tổng hợp)

2. Bay từ HN, SG hoặc transit giá vé rẻ tới Thành Đô (Chengdu) – Phàn Chi Hòa – Lệ Giang

Từ đâu đó bạn bay tới Thành Đô, tiếp đó thăm Tứ Xuyên hoặc Vân Nam (nơi có Lệ Giang). Từ đây bạn có thể đi tàu tới Phàn Chi Hòa (panzihua) khoảng 15 tiếng, xe bus từ Panzihua đi Lệ Giang khoảng 7 tiếng.
Vé tàu ở Trung Quốc chủ yếu mua trực tiếp từ ga hoặc thông qua các đại lý du lịch trong nước. Vé tuy nhiều nhưng luôn luôn nên mua trước từ 3-5 ngày khởi hành vì số lượng người Trung Quốc đi tàu là cực cực lớn, một phần do yếu tố địa lý. Với họ, đi tàu 10-12 tiếng, vượt khoảng cách 800-1000km có thể xem là gần. Với khách du lịch nếu không có điều kiện mua vé trực tiếp thì nên nhờ khách sạn ở Trung Quốc đặt vé cho rồi nhận vé sau khi đã đến nơi.
Thành Đô có 2 ga lớn là ga phía Bắc (North Train Station) và ga phía Nam (South Train Station), trong đó ga phía Bắc luôn là điểm khởi hành của các chuyến tàu, các thông tin trên mạng nếu không ghi chú cụ thể thì mặc định là ga phía Bắc. Các thông tin biển hiệu đều là tiếng Trung, nhưng số hiệu tàu – giờ khởi hành – sân ga hiển thị số nên vẫn có thể tìm được đúng tàu cần đi. Trước khi vào ga, hành khách phải đưa hành lý qua băng kiểm tra như ở sân bay. Nguyên tắc số 1 là giữ chặt vé + ví + tư trang, chen lấn nhiệt tình không khách sáo, và không đi theo đám đông nào cả vì tất cả mọi người đi về tất cả mọi hướng.

Cách đọc vé tàu của Trung Quốc



Từ Phàn Chi Hòa – Lệ Giang, Vân Nam
Để có thể đi đến Lệ Giang, bạn phải bắt xe từ nhà ga đến bến xe trung tâm.Cung đường Phàn Chi Hòa – Lệ Giang là một trong các cung đường chính nên việc mua vé khá dễ dàng.
Giá vé Phàn Chi Hòa – Lệ Giang là 80 RMB/người (~12 USD), quãng đường 300km, thời gian ghi trên vé: 9:00 – 13:00, thời gian thực tế: 8 tiếng, đến Lệ Giang khoảng 5h chiều. Xe thường dừng 2-3 lần để ăn trưa và cho hành khách thư giãn.

Chi tiết các điểm du lịch ở Lệ Giang cùng với thông nhà nghỉ bạn xem ở phần 2: Kinh nghiem Du lich Le Giang

Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

7 Món ăn ngon Thái Lan

Ở Bangkok có khá nhiều khu ăn uống và giải trí, Am Thuc Thai Lan thì nổi tiếng với các món chua và cay. Một số món ăn phải kể đến như Pad Thái, Tom Yum, Salad đu đủ, Lẩu Thái, và Chè Xôi Xoài. Bài viết dưới đây sẽ kẻ tới vài Địa điểm Quán Ăn Ngon ở Bangkok. Sẽ rất hữu ích cho những bạn có gu Ẩm thực và muốn trải nghiệm ẩm thực Thái Lan.

1. Pad Thái (Phở xào hay Bún xào kiểu Thái) 

Một trong những món ăn nổi tiếng và phổ biến nhất của xứ sở chùa Vàng là pad Thái, hay còn có thể hiểu là bún xào. Nguyên liệu của món ăn này gồm có mì xào trộn trứng, đậu phộng, tôm khô, đậu phụ, sốt me, đậu, đôi khi có kèm với tôm hoặc mực.

Khi được Pad Thái phát minh ra?

Trong khoảng thời gian ngài P.Pibulsongkram là thủ tướng của Thái Lan (giai đoạn trong Thế chiến II), ông đã vận động người dân Thái Lan ăn các món ăn Thái Lan, sử dụng thực phẩm của Thái Lan. Và Pad Thái được phát minh, sử dụng các nguyên liệu thực phẩm ở địa phương. Sau này nó đã trở thành một món ăn quốc gia.

Ăn Pad Thai ở đâu?

Bạn có thể thưởng thức Pad Thai tại Thip Samai Pad Thai. Đây là nhà hàng lâu đời, bắt đầu xuất hiện vào năm 1966 như là một cửa hàng nhỏ bán Pad Thái Lan tại vỉa hè của Maha Chai Road, gần Samranraj, Bangkok. Do cuộc khủng hoảng chiến tranh, các gian hàng nhỏ đã ngay lập tức trở nên nổi tiếng vì chất lượng và hương vị của nó. Các thực khách thường xuyên gọi nó là “Pad Thai Pratu Phi” do vị trí của nó gần giao lộ Pratu-Phi.
Theo những người hướng dẫn viên địa phương thì đây là một trong những nơi thưởng thức Pad Thai tốt nhất tại Bangkok. Một đĩa Pad Thai tuyệt vời chỉ khoảng 70 baht, bao gồm bún (theo phong cách Thái) gói với trứng chiên và tôm. Bạn có thể ăn Pad Thái với các loại đồ uống như Nước Dừa (20 baht) theo công thức của mẹ vua Rama 9. Nước dừa rất ngọt và có cùi dừa trong mỗi uống. Thứ đồ uống khác bạn có thể thưởng thức đi kèm là nước cam. Giá của nước cam thay đổi 2-3 lần một ngày tùy thuộc vào cam họ sử dụng. Giá có thể khoảng 150 baht.
  • Nhà hàng Thip Samai
  • Địa chỉ: Samran Rat, Phra Nakhon Bangkok 10200, Thailand (Nếu bạn đi taxi, hãy nói với lái xe về địa chỉ “Pad Thai Pratu Phi”)
    Tel: 02-2216280
Quán SomTam Nua – Món Salad Đu Đủ

2. Salad Đu Đủ Thái Lan

Theo lời giới thiệu của những người sành ăn, bạn nên ăn tối tại Somtam Nua tại Siam Square Soi 5. Bạn cũng có thể kết hợp đi Massage tại Lek (Quảng trường Siam Soi 6). Somtam phục vụ các món ăn Isaan khá ngon (Ẩm thực khu vực Đông Bắc Thái Lan). Ẩm thực Isaan vay mượn rất nhiều từ các món ăn Lào và có sự khác biệt với ẩm thực miền trung Thái Lan.
Được biết đến nhiều nhất trong ẩm thực Isaan là Som tam (59 baht), salad cay chế biến từ đu đủ xanh. Món ăn khác bạn có thể thưởng thức là Gà chiên (98 baht), ăn ngon nhưng đừng ăn quá nhiều. Món được chế biến với tỏi chiên, thịt gà khá thơm và ngọt. Da cũng rất giòn và không quá nhiều mỡ.
Thực phẩm Isaan được biết đến ở Thái vì vị cay. Các món ăn cay khá phổ biển ở Đông Bắc Thái, bạn có thể thưởng thức món Súp cay với thịt lợn xương (97 baht), trà đá (40 baht).
Một món ăn cũng nên ăn là Cá chiên giòn cay (95 baht), cá rô phi được chiên cùng với ớt tỏi ngâm.
Nhà hàng Somtam Nưa
Địa chỉ: 392/14 Soi Siam Square 5, Rama 1 Road, Bangkok
Địa chỉ: +66 (0) 22 51 4880
Salad Du Du Thai Lan

3. Quán Mì dạo ở Sukhumvit Soi 38

Dọc theo đường Sukhumvit Soi 38, có gian hàng bán Mì dạo đã được khoảng 40 năm. Nó thuộc sở hữu của 2 anh em và họ tuyên bố họ là người đầu tiên bán mì dạo và các món ăn đường phố vào ban đêm.
Mì của họ là tự làm rất chất lượng và giòn. Điều gì làm cho các bát Mì ngòn là do nước dùng làm từ Chai Poh Thái (củ cải khô) và thịt lợn mỡ. Bạn có thể thưởng thức Mì khô hoặc Mì nước với giá khoảng (40/50/60 baht. Hãy thưởng thức bát Mì của bạn với đường, giấm, nước mắm và ớt bột, sẽ khiến bát Mì của bạn ngon hơn nhiều đấy.
Địa chỉ: Sukhumvit Soi 38 (xuống xe tại Thong Lo BTS, băng qua đường và bạn sẽ quán)
Giờ mở cửa: 8:00-02:00
Quán Mì dạo ở Sukhumvit Soi 38
Mì dạo Bangkok

4. Chè Xôi Xoài

Xôi Xoài (Chè xôi xoài). Sau khi ăn Mì dạo ở Sukhumvit bạn có thể sang ngay quán Chè Xoài đối diện, cửa hàng Chè Xoài thuộc sở hữu của hai chị em.
Gạo nếp và xoài của họ là siêu ngon, nhiều người nhận xét rằng đây là một trong những quán xoài gạo nếp ngon nhất ở Bangkok. Thật vậy, xoài thực sự là rất ngon! Ngoài Xoài thì Sầu Riêng ở đây cũng rất ngon.
Xoài gạo nếp
Địa chỉ: Sukhumvit Soi 38 (xuống xe tại Thong Lo BTS, băng qua đường và bạn sẽ thấy nó)
Giờ mở cửa: 8:00-02:00

5. Soup Gà bụng Cá

Nếu bạn đang chán những bữa ăn sáng quốc tế thông thường trong khách sạn, bạn có thể đi đến một gian hàng nhỏ gần City Hall, nơi bạn có thể thưởng thức món Fish Maw Soup (Gà và bụng hay bóng cá gì đó) cho bữa ăn sáng.
Tên cửa hàng là “Mit Pochana” có nghĩa là “nơi bạn bè tụ tập”. Súp gà được nấu trong nhiều giờ, một món cũng khá ngon và nên thử. Giá cho 1 tô khoảng (50/60 baht).
Mit Pochana
Địa chỉ: Thanon Mahannop
Giờ mở cửa: 7:00-14:00
Soup Gà Bụng Cá

6. Bánh Bao Thái Lan

Bánh Bao, có bán ở khá nhiều nơi, nhưng bạn có thể mua Bánh bao ngon ở 12 Yong Sheng, nơi chuyên bán bánh Bao hấp làm bằng tay.
Bánh Bao làm với nhiều loại nhân khác nhau: bánh bao nhân thịt, nhân Mãng Cầu v.v.v
Bánh bao nhân thịt
Bánh thực sự mịn và giá khoảng 54 baht.
12 Yong Sheng
Địa chỉ: Thanon Mahannop
Giờ mở cửa: 6:45-15:00

7. Cá Nướng với Muối Bangkok

Giữa Central World và Platinum Shopping Mall, có một dãy quầy hàng trên đường bán Cá nướng với muối khá nổi tiếng. Bạn có thể dễ dàng tìm ra quán bằng cách tìm kiếm người bồi bàn dễ thương này với 2 ống hút trên đầu.
Bữa ăn tối bắt đầu với món Cua Thái nộm đu đủ (30 baht) với hương vị khá hấp dẫn.
Bát súp thực sự cay – tom yam.
Rau muống xào (60 baht)
Cá được ăn kèm với da bóc vỏ ở một bên. Da của nó có một lớp muối dày được nướng trên lửa than. Do đó bạn không nên ăn da, chỉ ăn phần thịt cá, khá mềm và ngọt. Bạn cũng đừng quên phần nước chấm được pha với ớt và gia vị đặc biệt.
Cá nướng với Muối Thái Lan
Cá Muối nướng
Địa chỉ: Giữa Central World và Platinum Shopping Mall
Chỉ mở cửa cho bữa ăn tối
Nguồn bài viết : 7 Món ngon Thái Lan (toidi.net)