Thành phố Hồ Chí Mình (Sài Gòn) là một điểm giao lưu văn hóa và du lịch lớn ở miền Nam. Đa phần các bạn đi du lịch miền Nam sẽ phải ghé qua đây, ở lại ít nhất 1 đêm hoặc dừng chân trong vài tiếng trước khi tới 1 nới nào đó như Miền Tây, Đà Lạt, Vũng Tàu, Phú Quốc v.v.v Trong thời gian ngắn ngủ đó bạn nên tranh thủ thưởng thức các món ngon Sài Gòn, Bài viết dưới đây sẽ kể ra 10 món ăn ngon ở Sài Gòn dành cho dân đi Du lịch và các bạn đam mê Ẩm thực. Bạn có thể gợi ý thêm các món ăn khác ở phần comments nhé.
Món Ngon Sài Gòn
1. Cơm tấm
Nhắc đến Sài Gòn món đầu tiên mà bất kỳ ai nghĩ đến có lẽ là cơm tấm. Đây là món ăn phổ biến đến nỗi ở Sài Gòn người dân ăn món này từ bữa sáng cho đến bữa tối. Các tỉnh khác đều có cơm tấm phong cách Sài Gòn nhưng ăn chắc chắn không giống như các bạn ăn tại Sài Gòn.Món này có tên là Cơm Tấm vì trước đây món này được nấu từ gạo “tấm” có nghĩa là loại gạo nứt, vỡ, hình thức xấu chứ ko được nguyên hạt như loại gạo đắt tiền. Phổ biến nhất là cơm tấm sườn nướng, nhưng các quán cơm luôn phục vụ các loại khác nữa như cơm tấm gà quay, cơm tấm sườn bì chả… Dĩa cơm luôn được phục vụ kèm dưa góp, một bát canh và một chén nước mắm chua ngọt để suất cơm trở nên đậm đà và hấp dẫn hơn. Cá nhân mình thì không thích ăn cơm tấm ở các nhà hàng lớn, nó không phải phong cách ở đây, mình thích ăn ở những quán ăn vỉa hè, những xe đẩy ngay trên đường phố và gọi kèm 1 ly trà đá. Thế mới là thưởng thức đặc sản vùng miền.
Địa chỉ ăn Cơm Tấm ngon:
Khu vực đường Phan Chu Trinh có nhiều quán cơm tấm ngon và rẻ, bán cả ngày từ sáng sớm đến tối muộn mà các bạn nên thử. Đằng sau chung cư Phan Xích Long cũng có một quán vỉa hè ngon nhưng chỉ mở cửa từ lúc 5h chiều, đến khoảng 8h tối là hết. Muộn hơn thì đằng sau chợ Xóm Chiếu, đường Lê Văn Linh có một hàng mở từ 6h chiều đến 12h đêm.
2. Báng tráng Trảng Bàng
Mặc dù đây là món ăn có nguồn gốc từ Trảng Bàng, Tây Ninh nhưng đã trở nên rất phổ biến ở Sài Gòn. Ở Sài Gòn các tiệm bánh tráng Trảng Bàng mọc lên như nấm nhưng hàng ngon nhất có lẽ vẫn là Bánh tráng Trảng Bàng Hoàng Ty ở số 70 Võ Văn Tần. Điểm đặc biệt của bánh tráng là phải được phơi sương mới ngon và ăn kèm phải đủ các loại rau ở Trảng Bàng mới đủ vị. Rau thơm ở trong vườn thì có húng lủi, cần nước, tía tô, dấp cá, hẹ, ngò…Còn có cả các loại lá non, rau mọc dại ở trên rừng hoặc ở bờ sông, rạch, suối… như lá cóc, trâm ổi, lá nhái, lá lụa, đọt vừng, đọt kim cang, đọt lá xộp, quế, đọt bứa, rau câu, lá cách… Tính ra phải đến hơn 30 loại rau thơm và lá non các loại cho đủ 5 vị: chát, ngọt, chua, béo, thơm. Mình từng ăn ở nhiều quán bánh tráng Trảng Bàng nhưng chỉ thấy quán này mới có đầy đủ các loại lá kể trên.3. Hủ tiếu Nam Vang
Hủ tiếu Nam Vang còn được gọi là một món ăn “đa sắc tộc” vì nó có nguồn gốc từ Campuchia, nhưng lại do người Hoa chế biến. Hủ tiếu là một món cũng phổ biến không kém so với cơm tấm ở đất Sài Thành nhưng hủ tiếu Nam Vang thì còn đặc biệt hơn nữa. Đặc biệt vì sự đa dạng của các loại nguyên vật liệu. Hủ tiếu Nam Vang nguồn gốc có thịt heo miếng và thịt heo băm nhỏ nhưng ở Sài Gòn thì có nhiều loại ăn kèm hơn như: tôm, gan, trứng cút, mực… Và không thể thiếu khi thưởng thức hủ tiếu Nam Vang là các loại rau ăn kèm như rau cần, tần ô, hẹ, xà lách, giá… Có 2 cách ăn hủ tiếu là hủ tiếu khô và hủ tiếu nước. Hủ tiếu khô được thêm chút xì dầu, tỏi phi và một bát nước dùng riêng. Có nhiều quán hủ tiếu Nam Vang nổi tiếng ở Sài Gòn như hủ tiếu Hồng Phát (đường Võ Văn Tần), TyLum, Liến Húa… nhưng quán ở góc đường Cao Thắng – Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 cũng là một địa chỉ đáng để thử.4. Lẩu cá kèo
Lẩu là một món ăn quen thuộc từ Hà Nội cho tới Sài Gòn, nhưng lẩu cá kèo thì là món ăn đặc trưng vùng miền. Cá kèo là một loài cá nhỏ bằng ngón tay, da trơn, phải bỏ vào nổi lẩu khi còn sống, có vị tanh nhưng thịt lại rất ngọt, mềm và không có xương dăm nên rất dễ ăn. Đây là món ăn miền Tây nhưng nổi tiếng khắp cả nước nhờ vào sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn cả 3 vị: chua, cay và ngọt. Hiện nay ở Hà Nội có nhiều quán lẩu cá kèo nhưng lần nào vào Sài Gòn mình cũng phải bố trí ăn lẩu ở quán Lẩu cá kèo Bà Huyện, số 87 Bà Huyện Thanh Quan. Quán rộng rãi, thoáng mát, đồ ăn tươi ngon, giá cả phải chăng và nhân viên phục vụ nhanh nhẹn. Hiện quán có thêm cơ sở 2 nữa ở số 10 Nguyễn Thông. Theo ý kiến của nhiều người ăn ở đây thì quán có món ngon nhất là cá kèo nướng muối ớt và lẩu cá kèo. Lươn hấp xả cũng là món đáng để thử. Điểm trừ ở đây là ngồi lâu sẽ bị nhân viên đuổi khéo, cũng có thể do ở đây quá đông khách. Các đồ ăn kèm gọi thêm đều tính tiền, gửi xe cũng mất tiền và các bạn nhớ kiểm tra hóa đơn cẩn thận.5. Ốc – Cua
Ốc là món vừa có thể ăn chơi, vừa có thể lai rai và vừa có thể ăn no cho nhiều loại nhu cầu của từ các bạn sinh viên đến dân nhậu. Khu vực quận 4 có một loạt các quán ốc mà quán nào thực đơn cũng có tới mấy chục loại ốc, vô cùng hấp dẫn và các loại hải sản khác đều có. Quán Ốc Thảo ở số 229 Hoàng Diệu được coi là quán sang chảnh nhất khu này nhưng mình thấy giá cũng chỉ ngang các quán bình dân ở Hà Nội. Các món nướng muối ớt là mình thấy ngon nhất, có thể do khẩu vị miền Bắc không phù hợp với các món có nước sốt quá ngọt ở trong nam. Quán này có món Cà ri Cua là món mà ai cũng đến cũng gọi, thưởng thức cùng bánh mỳ, khá ngon.Ngoài quán Ốc Thảo, gần khu vực này có quán Ốc Oanh, 534 Vĩnh Khánh, buổi trưa có ỐC Nhung, quán lề đường quãng số 228 Vĩnh Khánh. Quán Ốc Xinh đường 12B, Khánh Hội thì có nhiều loại ốc lạ.
6. Mỳ vịt tiềm
Mỳ vịt tiềm là một trong nhũng món ăn ít tìm thấy nhất ngoài Sài Gòn, có nguồn gốc của người Hoa và phù hợp với những người thích ăn các món tần, hầm… Quán nổi tiếng ngon ở Sài Gòn là Hải Ký Mỳ gia, ở số 349 Nguyễn Trãi, sợi mỳ ở đây giòn mà không dai, nước dùng đậm mùi thuốc bắc, ăn thực sự rất ngon nhưng 90k-120k/suất thì mình thấy hơi đắt.Rẻ hơn một chút có quán Lương Ký Mỳ Gia ở số 1 Huỳnh Mẫn Đạt, giá khoảng 75-85k nhưng nước dùng ăn không ngon bằng.
Xem thêm các món ngon khác tại bài viết gốc: Quan Ngon Sai Gon không thể bỏ qua