Thứ Ba, 12 tháng 10, 2021

Ý nghĩa lá Quốc Kỳ Singapore hiện nay

 

1. Giới thiệu Lá cờ Singapore (hiện nay)

Là cờ Singapore được kết hợp từ nhiều nền văn hóa dân tộc, cờ Singapore với tên gọi “Bendera Singapura” (tiếng Mã Lai) ra đời vào ngày 3 tháng 12 năm 1959 và được sử dụng cho đến ngày nay. Kích thước lá cờ khá cụ thể với tỷ lệ chiều dài, chiều rộng lần lượt là 3 : 2. Cờ gồm 2 dải màu: đỏ và trắng nằm ngang song song nhau. Góc phía trên bên trái là hình trăng lưỡi liềm trắng hướng về phía 5 ngôi sao 5 cánh trắng biểu thị cho một quốc gia trẻ đang trên đà phát triển cùng với các tư tưởng đại đồng, bình đẳng và dân tộc trên thế giới.

Bài viết nhiều người đọc về Singapore và Quốc Kỳ các nước

2. Lịch sử hình thành Lá cờ Singapore qua các thời kì

Vào những năm 1874–1942, Singapore là thuộc địa của Anh, được gộp chung với Penang và Malacca và trở thành khu định cư Eo biển. Tại thời điểm này, khu định cư chỉ sử dụng chung một hiệu kì có 3 vương miệng vàng, đại diện cho Singapore, Penang và Malacca. Đến năm 1911 thì được ban cho một huy hiệu có nét một con sư tử.

Năm 1946–1959: Singapore trở thành một thuộc địa vương thất độc lập và được thông qua hiệu kỳ riêng sau chiến tranh thế giới thứ 2, số vương miệng của hiệu kì lúc này giảm từ 3 xuống 1.

Năm 1959, Singapore được quyền tự chủ, và họ tiến hành thiết kế quốc kỳ cho riêng mình. Cờ nước Singapore được thiết kế bởi một Uỷ ban do Đỗ Tiến Tài đứng đầu và hoàn thành trong vòng 2 tháng. Lúc đầu, quốc kỳ chỉ mang một màu đỏ duy nhất để đảm bảo rằng lá cờ không bị nhầm lẫn với các quốc gia khác, nhưng nó lại bị Nội các phản đối với lý do màu đỏ đươc xem là một điểm tập hợp của chủ nghĩa Cộng sản. Và điều này được ông đã giải thích trong một cuộc phỏng vấn lịch sử bằng miệng với Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Singapore rẳng: “Tôi đã sản xuất nguyên mẫu với các màu sắc khác nhau để Nội các quyết định. Tôi đã giải thích cho họ lý do tại sao chúng tôi không thể sử dụng màu đỏ và trắng, trắng và đỏ. Màu trắng ở trên màu đỏ là cờ của Ba Lan. Màu đỏ ở trên màu trắng là cờ của Indonesia.” Biểu tượng trăng lưỡi liềm và ngôi sao theo cố Thủ tướng Lý Quang Diệu thì đây là sự kết hợp giữa ý kiến của Hồi giáo (trăng lưỡi liềm) và người Hoa (5 sao). Từ đó lá cờ được thiết kế lại và sử dụng liên tục cho đến nay.

Vào ngày 3 tháng 12 năm 1959: Quốc kỳ của Singapore được chính thức thông qua cùng với quốc huy Singapore và quốc ca Singapore.

Ông Đỗ Tiến Tài — Phó Thủ tướng đương thời nói về việc thiết lập quốc kỳ trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1989 như sau: “Mặc dù chỉ mới tự quản song chúng ta nhận thấy cần phải bắt đầu đoàn kết các chủng tộc như một dân tộc Singapore… Ngoại trừ quốc ca, chúng ta phải tạo ra quốc kỳ và quóc huy, chúng ta nhấn mạnh rằng đó là một quốc kỳ Singapore và cần phải được treo cạnh quốc kỳ Liên hiệp.”

Nếu bạn cần xem thêm thông tin về sự ra đời của Lá Cờ Singapore độc đáo này, hãy đọc thêm trên Quốc Kỳ Singapore Wikipedia nhé

3. Ý nghĩa màu sắc của Quốc Kỳ Singapore

Là quốc gia đa dân tộc (Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ,…) nên màu sắc và ký hiệu trên Lá cờ Singapore cũng mang nhiều ý nghĩa. Trong đó:

  • Màu đỏ: thể hiện sự can đảm, dung cảm của con người Malaysia, biểu thị sự may mắn của người Trung Hoa, đồng thời là tình anh em, bình đẳng giữa các dân tộc.
  • Màu trắng: sự trong sạch, tinh khôi, thanh khiết và đức hạnh.
  • Hình trăng lưỡi liềm: tượng trưng cho một quốc gia trẻ đang trên đà đi lên và phát triển mạnh.
  • Ngôi sao năm cánh: Năm ngôi sao này tượng trưng cho năm lý tưởng của Singapore bao gồm: dân chủ, bình đẳng, hòa bình, công bằng và phát triển.

Xem tiếp phần 2 bài viết |: https://toidi.net/diem-den-nuoc-ngoai/la-co-singapore-quoc-ky-co-y-nghia-nguon-goc.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét