Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2021

Tổng quan về Nước Pháp

 

I. Giới thiệu chung vài nét về nước Pháp

1. Tên gọi

Trong tiếng Anh và tiếng Pháp, Pháp được gọi là “France”. Còn trong tiếng Ý và Tây Ban Nha thì lại là “Francia”. Tên gọi này bắt nguồn từ tiếng Latinh Francia, có nghĩa là “quốc gia của người Frank”.

2. Quốc khánh Pháp

Quốc khánh Pháp là ngày 14/07/1789, đây là một sự kiện quốc gia thường niên vô cùng quan trọng đối với người dân nước Pháp mang tên “Bastille Day”. Từ năm 1880, họ đều bắn pháo hoa ở tháp Eiffel, diễu hành, duyệt binh trên Đại lộ Champs-Élysées vào ngày Quốc khánh.

Những bài viết hay về Du lịch Pháp Nhiều người đọc

3. Thủ đô Pháp

Kinh đô ánh sáng Paris là thành phố thủ đô của nước Pháp, nằm ở phía Bắc Pháp và thuộc vùng trung tâm châu Âu. Paris hoa lệ được xây dựng hai bên bờ sông Seine, nơi giao thoa thương mại đường sông và đường bộ, là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục và nghệ thuật của châu Âu, nằm trong bốn “thành phố toàn cầu” bao gồm: New York, London, Tokyo. Tính đến năm 2005, dân số Paris khoảng 2.153.600 người với mật độ 20.408 người/km2, GDP đạt 500.839 tỉ Euro. Không chỉ là trung tâm kinh tế, văn hóa lớn, Paris còn là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng, nơi sở hữu các công trình kiến trúc đồ sộ, trung tâm thương mại xa xỉ và không gian lãng mạn của nghệ thuật, văn hóa.

4. Dân số pháp

Theo số liệu thống kê đến ngày 20/09/2021 từ Liên Hợp Quốc, dân số Pháp hiện tại là 65.461.378 người, chiến 0.83% dân số thế giới. Mật độ dân số của Pháp là 120 người/ km2. Độ tuổi trung bình 42.5 tuổi.

5. Dân tộc

Dân cư nước Pháp khá đa dạng với dân nhập cư quy mô lớn, chiếm khoảng 40% dân số. Hầu hết người Pháp thực thụ có nguồn gốc Celt (Gaulois), pha trộn với các nhóm La Tinh và Germain (Frank). Theo thống kê năm 2004, tại Pháp có 51 triệu người da trắng (chiếm 85& dân số), 6 triệu người Bắc Phi (10% dân số), 2 triệu người da đen (3.3%) và 1 triệu người châu Á (1.7%).

6. Hành chính

Nước Pháp chia thành 18 vùng hành chính, trong đó bao gồm: 13 vùng tại Chính quốc Pháp, 5 vùng hải ngoại. Các vùng được chia tiếp thành 101 tỉnh, đánh số theo ABC, số này sử dụng trong mã bưu chính. 101 tỉnh chia thành 335 quận, các quận chia thành 2.054 tổng, 36.658 xã là các khu tự quản có hội đồng tự quản.

7. giới thiệu về Tiền tệ nước Pháp

Franc Pháp (ký hiệu: FRF) là tiền tệ chính thức của nước Pháp, được phát hành bởi Ngân hàng Pháp. Ngày 17/02/2002, đồng tiền chung châu Âu Euro (EUR) đã thay thế cho đồng Franc.

8. Tôn giáo

Nước Pháp là đất nước tự do tôn giáo, đây là quyền lợi được quy định trong hiến pháp. Công giáo La Mã là tôn giáo chiếm tỷ lệ lớn, tuy nhiên ngày nay, sự chi phối của tôn giáo này không còn như trước kia. Công giáo hiện chiếm 51% dân số, 31% theo thuyết bất khả trị hoặc vô thần, 10% không lựa chọn tôn giáo nào, Hồi giáo 4%, 3% tín đồ Tin Lành, 1% Phật giáo và 1% là người Do Thái.

9. Ngôn ngữ

Tiếng Pháp phát triển từ loại tiếng Latinh tại Gaul, ảnh hưởng bởi các ngôn ngữ Celt ở vùng miền Bắc Gaul và bởi tiếng Frank (một ngôn ngữ German) của người Frank. Ngày nay, có nhiều ngôn ngữ dựa trên tiếng Pháp, đáng chú ý nhất là tiếng Haiti. Tiếng Pháp được sử dụng làm ngôn ngữ chính thức ở 29 quốc gia, đồng thời cũng có ảnh hưởng nhất định tại châu Âu và trên toàn thế giới.

Xem thêm các thông tin về tổng quát về Nước Pháp trên wikipedia tại đây

II. Giới thiệu về lịch sử hình thành nước Pháp

Lịch sử nước Pháp có gì? Vào thế kỷ I TCN, nước Gaule cổ bị La Mã của Julius Caesar chinh phục và chấp nhận ngôn ngữ, văn hóa Roma. Đến thế kỷ thứ IV sau Công Nguyên, biên giới phía Đông của Gaule bị bác bộ lạc Germanic, trong đó đông đảo nhất là người Franks, xâm chiếm, từ đó xuất hiện cái tên “France” (tên gọi của nước Pháp ngày nay).

Người Carolingian cai trị nước Pháp thời gian tiếp theo cho đến năm 987. Thế kỷ XVII, chế độ phong kiến phát triển hung thịnh nhất, đặc biệt là vua Lous XIV. Nước Pháp khi ấy có ảnh hưởng rõ rệt đến kinh tế, văn hóa và chính trị châu Âu, đồng thời bắt đầu có số lượng dân nhập cư lớn. Trong cuộc Cách mạng Mỹ cuối thế kỷ XVII, Pháp cung cấp tiền và vũ khí để khởi nghĩa chống thực dân Anh.

Chế độ quân chủ tồn tại cho đến Cách mạng Pháp năm 1789. Năm 1799, Napoleon nắm quyền kiểm soát nền Cộng hòa và sau đó trở thành Hoàng đế, mở ra Đế chế Pháp thứ nhất (1804–1814). Ông đã dẫn dắt quân đội và các cuộc chiến tranh để chinh phục hầu hết các nước châu Âu, tái lập nền quân chủ Pháp, trở thành một huyền thoại khi nhắc đến lịch sử đất nước này. Đế chế Pháp bị thay thế bởi nền Cộng Hòa thứ ba sau khi Napoleon thua trận trong cuộc Chiến tranh Pháp — Phổ năm 1870.

Trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Pháp sở hữu nhiều thuộc địa chỉ sau Đế chế Anh. Tuy giành chiến thắng nhưng Pháp chịu nhiều tổn thất lo lớn về con người và vật chất khiến đất nước trở nên suy yếu. Kinh tế, chính trí được phục hồi nhờ cải cách xã hội của Chính phủ Mặt trận Bình dân những năm 1930. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Pháp đầu hàng Đức gây ra một số tranh chấp bên trong cho đến năm 1944 được Đồng Minh giải phóng. Nền Đệ tứ Cộng Hòa Pháp thành lập và nước Pháp dần lấy lại vị thế một cường quốc châu Âu. Charles de Gaulle đã có phương án ổn định đất nước và tiến hành những bước đi nhằm chấm dứt chiến tranh, củng cố nền Cộng Hòa.

Ngày 25 tháng 3 năm 1957, Pháp gia nhập Liên minh châu Âu, trong đó chuyển sang sử dụng đồng tiền chung Euro. Nước Pháp luôn là quốc gia đứng đầu và phát triển bậc nhất nhằm tạo ra một Liên minh châu Âu thống nhất, hùng mạnh.

III. Giới thiệu về Địa lý và khí hậu nước Pháp

1. Giới thiệu về Địa lý — Nước Pháp

Nước Pháp nằm ở đâuNước Pháp thuộc vùng Tây Âu, tổng diện tích nước Pháp là 674,843 km2. Trung tâm của Pháp là cao nguyên đá cổ cao 2000m, còn bao quanh là 4 vùng đất thấp được nối liền với nhau bởi hệ thống sông Seine, trong đó lớn nhất là Paris. Phía Đông trung tâm là thung lũng Rhone, phía Tây là thung lũng Loire, phía Tây Nam là vùng châu thổ màu mỡ Aquitaine còn Tây Bắc là khối núi Armoricain. Núi Alpes nằm sừng sững phía Đông Nam nước PHáp còn Đông Bắc là núi Ardenne kéo dài nối liền với nước Bỉ.

2. Khí hậu

Nước Pháp nhìn chung có khí hậu ôn hòa do chịu ảnh hưởng của các khối khí hậu Đại Tây Dương, Địa Trung Hải và khí hậu lục địa kết hợp. Miền Tây nước Pháp có nhiều mưa hơn do gió thổi từ Đại Tây Dương, nhiệt độ trung bình vào mùa đông là 7 độ C, còn mùa hè thì mát mẻ hơn trong khoảng 16 độ C.

Càng vào sâu trong đất liền, khí hậu có sự thay đổi rõ rệt theo mùa về nhiệt độ và độ ẩm. Vùng thung lũng Paris có nền nhiệt độ dao động từ 0–24 độ C. Miền Đông nước Pháp và vùng núi có khí hậu khắc nghiệt hơn do mùa đông lạnh, mùa hè nóng nực, nhiều mưa bão. Các đỉnh núi cao nhất thường có tuyết phủ quanh năm, đặc biệt dãy Alpes xuất hiện những dòng sông băng. Tuy nhiên, nhờ có dãy núi này che chắn mà các vùng ven biển Địa Trung Hải lại có khí hậu khô và ấm áp hơn, mùa hè nắng nóng có thể lên đến 32 độ C.

bài nhiều người đọc : Top 10 Cảnh Đẹp Nước Pháp bạn phải đến 1 lần trong đời

IV. Giới thiệu về Chính trị của nước Pháp

Như đã giới thiệu về nước Pháp ở phần lịch sử, nền Đệ ngũ Cộng hòa lên ngôi (ngày 28/09/1958) và hiện nước Pháp đang áp dụng chế độ Nghị viện — Tổng thống. Bầu cử Tổng thống Pháp tiến hành theo hình thức bỏ phiếu trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm (từ năm 2000). Tổng thống Pháp có quyền lực lớn: đứng đầu nội các, quyền hành cao nhất về chính sách đối ngoại và quốc phòng, chỉ định Thủ tướng, chủ trì Hội đồng Bộ trưởng, giải tán Quốc hội, quyết định các cuộc trưng cầu dân ý và ký kết các Hiệp ước.

Thủ tướng đứng đầu Chính phủ và đảm bảo thi hành luật pháp trong nước. Trong khi đó, quyền lập pháp thuộc về Nghị viện theo chế độ lưỡng viện gồm Quốc hội và Thượng viện. Quốc hội được bầu do bỏ phiếu trực tiếp, 577 đại biểu Quốc hội sẽ đại diện cho từng khu vực bầu cử. Quốc hội Pháp có quyền bãi miễn Chính phủ bằng việc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Thượng viện được bầu gián tiếp với nhiệm kỳ 6 năm. Quyền lực lập pháp của Thượng viện hạn chế hơn: khi có sự bất đồng với Quốc hội thì Quốc hội sẽ là bên có quyền quyết định cuối cùng.

V. Những nét đặc trưng của nền văn hóa nước Pháp

Văn hóa nước Pháp nổi bật bởi những quy tắc giao tiếp lịch thiệp, sang trọng trong cuộc sống. Cùng Toidi tìm hiểu những nét giao tiếp nổi bật của họ.

1. Cách giao tiếp lịch thiệp

Trong văn hóa của người nước Pháp, bên cạnh việc bắt tay thì hôn má cũng là cách chào hỏi phổ biến, lịch thiệp. Khi gặp mặt, hai người đối diện sẽ ôm nhau và hôn vào má, họ làm như vậy cả khi nhận quà để thể hiện sự cảm ơn, vui mừng. Thường họ sẽ hôn một cái vào má trái và một cái vào má phải, đừng quá ngạc nhiên khi người Pháp chào đón bạn bằng phương thức khá nồng nhiệt này. Một điều khá ấn tượng nữa trong văn hóa giao tiếp của người Pháp là lời cảm ơn và xin lỗi. Họ thường sử dụng khá nhiều để bày tỏ lòng tôn trọng, sự chân thành khi nhận hay từ chối điều gì đó.

2. Quy cách ứng xử trên bàn ăn

Nếu có ý định sang Pháp du lịch thì bạn nên chú ý một số quy tắc ứng xử trên bàn ăn. Thứ nhất, không nên đặc khuỷu tay hoặc đặt mạnh tay lên bàn vì hành động này được cho là thiếu văn hóa. Thứ hai, bạn hãy trải khăn ăn dọc đầu gối và ăn uống từ tốn, chú ý quan sát tiến độ của người khác. Đừng nhai nhóp nhép, phát ra tiếng động hay múc đến muỗng cuối cùng. Khi ăn xong, bạn nhớ để mũi nhọn của dao và nĩa quay xuống dưới để ra hiệu về việc kết thúc bữa ăn. Nếu muốn ghi điểm khi được mời tham dự bữa ăn của người Pháp, bạn nên mang theo một món quà nhỏ hoặc một chai rượu vang để cùng thưởng thức.

Xem tiếp phần 2 bài viết tại đây nhé : https://toidi.net/diem-den-nuoc-ngoai/gioi-thieu-ve-nuoc-phap.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét