Thụy Sĩ hay còn gọi là Liên bang Thụy Sĩ là một nước thuộc chế độ cộng hòa liên bang tại Châu Âu. Với tổng diện tích 41.285 km2 nằm tại khu vực Tây–Trung Âu là lãnh thổ có vị trí không giáp biển. Phía Đông Thụy Sĩ được bao bọc bởi Áo và Liechtenstein. Phía Tây giáp với Pháp. Phía Nam và Phía Bắc lần lượt giáp với hai quốc gia Ý và Đức. Tuy chỉ chiếm một diện tích nhỏ và dân số không quá đông nhưng Thụy Sĩ lại là quốc gia có sự đa dạng lớn về cảnh quan cũng như đặc sắc văn hóa riêng.
Dưới đây là một vài thông tin tổng hợp về Thụy Sĩ mà bạn cần biết:
- Tên nước chính thức: Liên bang Thụy Sĩ;
- Thủ đô: không định rõ thủ đô chính thức. Nhưng, nghị viện và chính phụ liên bang được đặt tại Bern tách rời với các tòa án liên bang nằm tại thành phố khác;
- Hành chính: là nhà nước theo chế độ cộng hòa dưới mô hình nhà nước liên bang. Cơ quan lập pháp của Thụy Sĩ là Quốc hội theo chế độ lưỡng viện và cơ quan hành pháp là Hội đồng Liên bang (Federal council). Nơi đây gồm có 20 bang và 6 bán bang. Song, mỗi bang đều bình đẳng với nhau về địa lí, có hiến pháp, nghị viện, chính phủ và tòa án riêng.
- Ngày Quốc khánh: Ngày 01 tháng 8;
- Diện tích: 41.285 km2 (theo Wikipedia);
- Dân số: 8.570.146 (ước lượng 2018) tập trung chủ yếu tại khu vực cao nguyên;
- Dân tộc: Có 4 cộng đồng dân tộc chính, trong đó Cộng đồng nói tiếng Đức chiếm 2/3 dân số (sống tại các khu vực phía Đông như: Basel, Luzern…); Cộng đồng nói tiếng Pháp chiếm 1/3 dân số (sống chủ yếu ở phía Tây như vùng Lausanne, Geneve…); 10% cộng đồng nói tiếng Ý và chỉ khoảng 7% dân số sử dụng tiếng Roman tại đất nước này;
- Tôn giáo: Đây là quốc gia không có quốc giáo nhưng hầu hết các bang (ngoại trừ Geneve và Neuchatel) đều công nhận giáo hội chính thức của họ là Giáo hội Công giáo La Mã và Giáo hội Cải cách Thụy Sĩ. Ngoài ra còn có Công giáo Cổ và Do thái giáo;
- Ngôn ngữ: Tiếng Đức được sử dụng rộng rãi với 63,3% dân số (2014); Tiếng Pháp chiếm 22,7% dân số (2014); Tiếng Ý chiếm 8,1% dân số (2014); Tiếng Romansh chiếm 0,5% dân số (2014);
- Quốc kỳ: Nền đỏ chữ thập trắng với ý nghĩa tượng trưng cho một đất nước hòa bình, trung lập, yên bình và tránh xa tất cả các cuộc chiến tranh;
- Tiền tệ: Tính theo đơn vị Franc, kí hiệu là Fr hoặc SFr, mã là CHF. Theo quy đổi 1 Francs ≈ 1,09158 USD.
2. Lịch sử hình thành Thụy Sĩ
Lịch sử Thụy Sĩ bắt nguồn từ giai đoạn sơ khai với sự xuất hiện của các thổ dân và bộ lạc săn bắt hái lượm quanh những vùng đất cạnh dãy núi Alps. Với sự định cư của các bộ lạc Celtic tại các vùng trũng nhiều hồ nước vào từ 3800 năm TCN và những người Raetians sinh sống tại các vùng phía Đông, phía Tây lại là sự xuất hiện và xâm chiếm bởi người Helvetii. Giai đoạn đầu Thụy Sĩ đã gắn liền với nền văn hóa Alpine và chịu sự cai trị của La Mã từ thế kỉ I TCN. Trong thời kì trung cổ, dưới sự ảnh hưởng lớn từ Đức, nền văn hóa Gallo và La Mã đã được hợp nhất, vùng đất phía Đông Thụy Sĩ trở thành lãnh thổ thuộc Đức. Bắt đầu từ thế kỉ thứ VI các vùng của Thụy Sĩ đã hợp nhất vào một đế chế là Frankish. Tại thời kì này, phần lãnh thổ phía Đông trở thành một phần của công quốc Swabia và phía tây thuộc một phần của Burgundy.
Liên bang Thụy Sĩ Cổ trong thời kì trung cổ cuối đã thiết lập độc quyền với Habsburg và công quốc Burgundy. Trong cuộc chiến tranh Italia, Liên bang này đã giành được lãnh thổ phía Nam dãy Alps từ công quốc Mian. Khi phong trào cải cách Thụy Sĩ diễn ra vào năm 1523 đã xảy ra sự xung đột nội bộ giữa 13 bang trong thời kì cận đại. Trong suốt giai đoạn 30 năm chiến tranh Châu Âu diễn ra khốc liệt, Thụy Sĩ vẫn là một ốc đảo hòa bình và thịnh vượng khi nhận được sự che chở của tất cả các cường quốc, không để quốc gia có lực lượng lính đánh thuê chủ lực này rơi vào tay đối thủ một cách bất lực.
Thụy Sĩ bị Pháp xâm lược vào năm 1798 và được cải tổ thành một đồng minh với tên gọi Cộng hòa Helvetic (1798–1803). Những cuộc kháng chiến kể từ đó diễn ra mạnh mẽ. Cho đến năm 1803, quốc gia này đã khôi phục chủ quyền là một Liên bang sau Đạo luật hòa giải của Napoleon. Tuy nhiên trong thời gian không lâu ngay sau đó khi kết thúc thời kì Napoleon, Liên bang Thụy Sĩ lúc bấy giờ đã rơi vào giai đoạn khủng hoảng, đỉnh điểm là cuộc nội chiến diễn ra vào năm 1847 và dẫn đến sự hình thành hiến pháp liên bang vào 1848.
Trải qua giai đoạn lịch sử thăng trầm, từ những năm 1848, Thụy Sĩ đã trở thành một trong những nước thành công và thịnh vượng nhất. Công nghiệp hóa diễn ra sớm đã chuyển đổi tính chất của một nền kinh tế truyền thống hình thành một ngành công nghiệp và mang danh là quốc gia trung lập trong các chiến tranh thế giới. Vào giữa thế kỉ XIX, các ngành công nghiệp bắt đầu phát triển, Thụy Sĩ nổi lên như một lãnh thổ cường thịnh nhất Châu Âu. Thực tế đó cũng đã nhấn mạnh rằng Thụy Sĩ là một trong những nền kinh tế ổn định nhất trên toàn thế giới. Cho dù các cuộc chiến tranh thế giới diễn ra đẫm máu nhưng Thụy Sĩ vẫn ổn định được tình hình của mình. Dưới sự lãnh đạo của vị tướng Henri Guisan, quân đội Thụy Sĩ đã huy động lực lượng chống lại mọi quân xâm lược. Nước này đã duy trì được tính độc lập và trung lập của mình thông qua sự kết hợp giữ răn đe quân sự, nhượng bộ kinh tế và các cuộc chiến lớn đã trì hoãn được quá trình xâm lược.
Năm 1963, Thuỵ Sĩ tham gia Hội đồng Châu Âu và vào năm 1979, các phần của Berm giành được độc lập, hình thành bang mới là Jura. Thụy Sĩ tuy không phải là nước thành viên của EU nhưng đã có nhiều hoạt động giúp đỡ để giảm bớt liên quan cho đất nước trung lập. Năm 2005, Thụy Sĩ đã đồng ý tham gia vào khối Schengen và hiệp định Dublin qua việc bỏ phiếu phổ thông.
xem bài : Kinh nghiệm Du lịch thụy Sĩ tự túc mới nhất
Địa lý và Khí hậu
Nằm trong khoảng vĩ tuyến 45–48 độ Bắc và kinh tuyến 5–11 độ Đông, Thụy Sĩ trải dài qua dãy Alpes, nơi chiếm 60% diện tích toàn quốc gia. Nơi đây có sự đa dạng về cảnh quan và khí hậu với các địa hình núi non, thảo nguyên cùng những cánh rừng bạt ngàn.
Khu vực này có ba dạng khu vực địa hình cơ bản: Gồm Dãy Alpes — dãy núi cao chạy dọc trung–nam, cao nguyên Thụy Sĩ (cao nguyên trung tâm) và dãy Jura nằm về phía Tây. Đa số dân cư tập trung chủ yếu trên các cao nguyên. Tại các dãy núi Alpes còn có thêm nhiều sông là đầu nguồn của nhiều sông lớn như Rhine, Inn, Ticino, Rhone… Thụy Sĩ có khoảng 6% các hồ và sông băng, có trên 1500 hồ nước chứa tổng số 6% nguồn tài nguyên nước ngọt của Châu Âu. Lãnh thổ địa lí nơi đây được ghi lại với 48 dãy núi cao từ 4.000 mét trở lên so với mực nước biển. Trong đó có dãy Monte Rosa (4.634m) cao nhất và dãy Matterhorn (4.478m) nổi tiếng nhất Thụy Sĩ. Phần cao nguyên đông dân nhất của đất nước này nằm tại phía Bắc chiếm 30% diện tích. Tại đây có cảnh quan thiên được mở rộng với nhiều đồi núi, cánh rừng cùng các thảo nguyên rộng phục vụ cho việc canh tác của cư dân. Bên cạnh đó, nơi đây còn hội tụ các hồ nước lớn và các thành phố lớn nhất Thụy Sĩ.
Vùng lãnh thổ này nằm trong khu vực khí hậu ôn đới. Bên cạnh những dãy núi cao tuyết phủ, khí hậu Thụy Sĩ thường không ổn định và có sự thay đổi theo năm. Mùa hè Thụy Sĩ thường có nhiệt độ ấm và độ ẩm cao cùng các cơn mưa mùa xuất hiện thích hợp cho việc chăn nuôi và trồng trọt. Mùa đông trên các dãy núi cao thường có độ ẩm thấp và các vùng thấp mang khuynh hướng nghịch ôn không có Mặt Trời trong nhiều tuần. Trong khi đó mùa thu lại là mùa khô hạn nhất.
4. Chính trị và Ngoại giao
4.1. Chính trị
Thụy Sĩ là một nhà nước liên bang có sự phân chia rõ ràng trong quan hệ giữa các bang với nhau, trong nội bộ từng ban và các quận. Tất cả 20 bang và 6 bán bang Thụy Sĩ đều được bình đẳng với địa vị và quyền hạn như nhau cùng mức độ tự chủ lớn. Mỗi bang hình thành có quốc hội, hiến pháp, chính phủ và tòa án riêng. Nghị viện Thụy Sĩ bao gồm Hội đồng các bang (có 46 đại biểu, được phân chia theo cơ cấu mỗi bang có 2 đại biểu và mỗi bán bang gồm 1 đại biểu) và Hội đồng Quốc gia (gồm 200 thành viên). Trong đó Hội đồng các bang được bầu theo nguyên tắc dân chủ do mỗi bang xác định và Hội đồng Quốc gia được bầu theo một hệ thống đại diện tỉ lệ, tùy theo tình hình dân số mỗi bang. Một điểm nổi bật trong hệ thống chính trị của Thụy Sĩ là quyền dân chủ trực tiếp luôn mở rộng và đi đầu trong các vấn đề của quốc gia với lượt bỏ phiếu cử tri đóng góp vào các vấn đề quan trọng từ 3–4 lần/năm.
Hệ thống chính trị Thụy Sĩ cũng được hình thành theo mô hình nhà nước phân quyền. Quyền hạn của Nhà nước được phân chia thành ba nhánh độc lập gồm: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quốc hội là cơ quan lập pháp cao nhất của Thụy Sĩ với hai bộ phận gồm Hội đồng Quốc gia (có 200 thành viên) và Hội đồng các Quốc gia (có 46 thành viên). Chính phủ là người điều hành việc thực hiện luật pháp Thụy Sĩ. Nó bao gồm Hội đồng liên bang và Cục quản lý liên bang. Tổng thống liên bang được bầu ra từ 7 thành viên của Hội đồng liên bang và có nhiệm kì trong vòng một năm, đảm nhiệm các chức năng tượng trưng và duy trì là một người đứng đầu cơ quan trong chính quyền. Ngoài ra cơ quan tư pháp thực chất còn được thể hiện qua quyền lực của Tòa án Tối cao liên bang được xem là tòa án cao nhất tại Thụy Sĩ có trụ sở đặt tại Lausanne.
xem thêm phần 2 của bài viết tại đây : https://toidi.net/diem-den-nuoc-ngoai/thuy-si-o-dau-co-gi-noi-tieng.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét