Thứ Tư, 1 tháng 9, 2021

Văn hóa Nhật Bản có gì hay? đặc sắc?

 Nền văn hóa Nhật Bản từ xa xưa đã mang nhiều nét đặc sắc riêng và được duy trì từ đời này sang đời khác. Đất nước mặt trời mọc nằm ở vị trí đặc biệt phía bắc châu Á, bao quanh bởi biển và do các hòn đảo lớn ghép lại với nhau. Dù sở hữu những lợi thế riêng về thiên nhiên, nhưng đất nước này cũng không tránh khỏi thiên tai, thảm họa triền miên như động đất, sóng thần, gây thiệt hại nghiêm trọng về con người và của cải. Mặc dù vậy, vượt lên trên tất cả với tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường, bền bỉ, người Nhật đã giữ gìn nền văn hóa độc đáo, đưa đất nước mình sánh ngang với các cường quốc năm châu.



Văn hóa Nhật Bản là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện đại và truyền thống, đồng thời tạo được sự thống nhất giữa các vùng miền. Lý do cho sự thống nhất này được cho là vì Nhật Bản gồm nhiều hòn đảo bao quanh bởi biển và chưa có cuộc chiến tranh xâm lược nào, do đó không một bản sắc văn hóa nào khác có thể du nhập. Hai tôn giáo chính ở đất nước này là Thần đạo và Phật giáo với bề dày về lịch sử lâu đời cũng góp phần tạo nên những nghi lễ, tập quán, văn hóa ứng xử, trang phục và cách ăn uống trong sinh hoạt hàng ngày.

Những bài viết hay về Nước Nhật nhiều người đọc

Lịch sử văn hóa Nhật Bản

Văn hóa Nhật Bản là một trong những nền văn hóa đặc sắc và tốn giấy mực nhất thế giới. Nền văn hóa này phát triển mạnh mẽ qua thời gian từ thời kỳ Jōmon cho tới thời kỳ đương thời, trong đó Nhật Bản chịu ảnh hưởng từ cả văn hóa châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Người Nhật mở cửa học tập văn minh tiên tiến nhưng vẫn giữ vững bản chất văn hóa và tinh thần dân tộc, từ đó vươn lên trở thành nước châu Á thành công sớm nhất trong cuộc cách mạng công nghiệp.

Thời phong kiến, phương tiện tàu bè chưa phát triển, địa lý ngăn cách Nhật Bản với châu Á lục địa, cản trở các nước xâm lược Nhật Bản. Quân Nguyên Mông có ý định tấn công 2 lần thì tàu thuyền đều bị bão biển nhấn chìm, quân tướng tràn lên được bờ thì bị samurai thiện chiến của Nhật tiêu diệt hết. Về văn hóa, Nhật Bản từng nhìn vào Trung Hoa như một tấm gương và cử nhiều sứ bộ sang nước bạn học hỏi dưới các triều đại nhà Đường, Tống, Nguyên, Minh. Có thể nói, văn hóa Nhật Bản du nhập và ảnh hưởng nhiều từ văn hóa Trung Hoa xưa. Nhiều tầng lớp văn hóa Trung Quốc được mô phỏng tại Nhật Bản như cải tiến chữ Hán, thiền trong đạo Phật, một số giáo lý đạo Khổng,… Tuy nhiên, họ học hỏi để làm ra cái riêng của mình. Có giai đoạn thời Mạc phủ, Nhật Bản đã tiến hành chính sách biệt lập kéo dài hơn 2 thế kỷ từ 1639 đến 1859 để duy trì tính đồng nhất về mặt văn hóa, quy tắc ứng xử, kinh tế, xã hội.
Đến thế kỷ XIX, khi các nước phương Tây bắt đầu xâm chiếm châu Á thì xứ sở hoa anh đào lại thoát khỏi nạn đô hộ do cách biệt về địa lý. Từ sau cách mạng Minh Trị (1858–1881), rất đông người nước ngoài đến Nhật, họ mặc đồ Âu và ăn uống khác biệt, tưởng chừng như văn hóa Nhật Bản đang đứng trước một mối đe dọa lớn. Vậy mà văn hóa truyền thống lại trỗi dậy, họ tiến hành quá trình “Nhật Bản hóa”, cải tạo những loại hình văn hóa đặc sắc của đất nước. Trong quá trình hiện đại hóa, Nhật Bản không ngần ngại học hỏi, giao lưu với cộng đồng quốc tế, chuyển từ hình thức phong kiến lạc hậu thành đất nước công nghiệp hóa nhưng vẫn duy trì được các chính sách biệt lập để giữ gìn bản sắc văn hóa Nhật Bản — được coi là lợi thế riêng của họ.

Những nghệ thuật làm nên văn hóa Nhật Bản

1. Văn hóa trà đạo Nhật Bản

Một trong những nét văn hóa Nhật Bản đặc sắc và hấp dẫn khách du lịch chính là văn hóa trà đạo. Trà đạo xuất hiện từ cuối thế kỷ XII do vị cao tăng Eisai sang Trung Hoa để tham vấn học trà, người này đã đem theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa, sau đó viết cuốn sách “Khiết trà dưỡng sinh ký” ghi lại những chuyện liên quand đến thú uống trà.

Người Nhật không chỉ trồng được nhiều loại trà ngon, còn nghiên cứu tỉ mỉ cách pha trà sao cho giữ được hương vị thuần túy và kết hợp tinh thần thiền của Phật giáo, từ đó nâng tầm trà đạo thành một nghệ thuật thưởng thức, thư giãn tâm hồn. Văn hóa trà đạo Nhật Bản được khái quát trong 4 chữ: Hòa — Kính — Thanh — Tịch, có thể hiểu như sau:
– “Hòa” là sự kết hợp hài hòa giữ người pha trà và người thưởng trà, giữa những người thưởng trà với nhau hay người pha và dụng cụ pha trà. Mọi liên kết đều giúp ta trân trọng những giây phút hiện hữu.
– “Kính” là lòng tôn kính, kính trọng với người và sự vật xung quanh. Qua đó thể hiện sự biết ơn cũng như học được cách sống khiêm nhường, hạn chế cái tôi cá nhân.
– “Thanh” là sự thanh tịnh trong tâm hồn khi thưởng trà. Khi đạt được cả ba điều trên, ta sẽ đạt được tới chữ “Tịch”.
– “Tịch” (cũng giống như trong thiền) là khi cái tâm con người đạt được sự an trú, ý thức được từng cử chỉ, hành động, lời nói và sự vật xung quanh, trân trọng phút giây hiện tại. Khi đó, con người sẽ đạt tới trạng thái hạnh phúc và thư giãn tinh thần.
Từ pha trà đến thưởng trà phải trải qua 5 bước, trong một không gian tĩnh lặng, hòa mình với thiên nhiên. Điều cần chú ý khi pha trà, người Nhật không bao giờ sử dụng nước sôi 100 độ mà nước chỉ khoảng 80 đến 90 độ C để giữ được màu sắc & hương thơm của nước trà. Sự tỉ mỉ là nét đẹp tiêu biểu trong văn hóa Nhật Bản.


Văn hóa giao tiếp của người Nhật Bản
Văn hóa giao tiếp của người Nhật luôn khiến cả thế giới ngả mũ than phục vì sự nghiêm chỉnh, lễ nghĩa và tế nhị của họ. Khi đi Nhật bản bạn cần quan tâm tới 1 số lưu ý Giao tiếp như sau nhé :
Mời các bạn xem tiếp bài viết chi tiết tại :

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét